
Chăm sóc sức khỏe tôm trong mùa nắng nóng
Chăm sóc sức khỏe tôm trong mùa nắng nóng
Động vật thủy sản như tôm, cá thuộc động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản. Mỗi loài có một khoảng nhiệt độ tối ưu để đảm bảo các quá trình sinh lý như hô hấp, tiêu thụ và đồng hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm và cá.
Khi nhiệt độ nước nằm trong phạm vi lý tưởng, các quá trình sinh lý được tối ưu hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh của thủy sản. Ngược lại, khi nhiệt độ vượt quá giới hạn chịu đựng của loài, có thể gây ra stress, làm giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhiệt độ tối ưu trong nuôi tôm sú 28-30oC, Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở môi trường nước có nhiệt độ dao động từ 26 – 32 độ C. Khi nhiệt độ tăng cao hơn 32 độ C, tôm sẽ có dấu hiệu bị sốc môi trường. Biểu hiện dễ thấy nhất là tôm lờ đờ, nhạy cảm với tiếng động, thường giảm ăn và “mệt mỏi” vào buổi chiều khi nhiệt độ nước tăng cao.
Nhiệt độ nước không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cá mà còn tác động đến các yếu tố chất lượng nước, sự phát triển của vi sinh vật, vi tảo và các yếu tố khác trong hệ sinh thái ao nuôi.
Nắng nóng ảnh hưởng hưởng thể nào đến ao nuôi?
Dưới tác động của nhiệt độ cao, các quá trình vật lý, hóa học và sinh học trong ao nuôi sẽ diễn ra nhanh hơn thông thường.
Độ hòa tan của oxy (DO) giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại. Vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ của nước tăng, quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh hơn, tôm và động thực vật thủy sinh các vi sinh vật trong nước cũng cần lượng oxy nhiều hơn. Trong khi đó oxy hòa tan trong nước lại giảm xuống. Do vậy, oxy hòa tan trong nước thường thiếu hụt nhanh hơn.
Bên cạnh đó, chất thải tích tụ nhanh do tôm bài tiết (đi phân) ra ngoài nhanh hơn, chất lượng nước nhanh chóng suy giảm. Tảo phát triển mạnh quá mức, gây nhiều hệ lụy khi tàn đột ngột.
Đồng thời, Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhanh dẫn đến khí độc NH3, NO2 tăng cao đồng thời nhiệt độ tăng kèm pH tăng biểu hiện độc tính của amonniac càng mạnh hơn so với thông thường, dẫn đến tôm dễ mắc bệnh hơn.
Vi khuẩn có lợi giảm dần khi nhiệt cao và điều kiện chất lượng nước suy giảm. Bên cạnh đó Vibrio nói chung tăng nhanh và khó kiểm soát, nguy cơ mắc bệnh cao hơn đặc biệt là các bệnh hoại tử gan tụy, TPD,….
Nắng nóng ảnh hưởng thế nào đến tôm nuôi?
Nhiệt độ tăng là yếu tố khởi đầu kéo theo các yếu tố chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng xấu đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm, khả năng sống sót, sự chuyển hóa thức ăn, làm giảm sức đề kháng của tôm và gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Đó là lý do vì sao mùa nắng nóng tôm, cá lại dễ mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó, cộng đồng vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm nhưng cộng đồng vi khuẩn này cũng dễ bị tổn thương trước các áp lực như nhiệt độ cao cản trở chức năng của chúng.
Tóm lại, chất lượng nước suy giảm, sức khỏe tôm chịu nhiều ảnh hưởng & mầm bệnh tăng nhanh (cả bên trong lẫn bên ngoài con tôm) là 03 yếu tố bất lợi cho tôm khi nắng nóng.
Vậy làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tôm tốt hơn trong mùa nắng nóng khi hiểu rõ các vấn đề đã đề cập, hãy cùng tìm hiểu giải pháp đề nghị dưới đây từ VPAS:
Giải pháp người nuôi cần thực hiện ngay giúp chăm sóc sức khỏe tôm trong mùa nắng nóng
a. Quan tâm đến vấn đề về cho ăn:
- Nhiệt độ cao, tôm ăn nhiều hơn so với điều kiện bình thường từ 10 – 30%, nhưng cũng bài tiết (đi phân) nhanh hơn dẫn đến tôm không hấp thu được nhiều dinh dưỡng trong thức ăn, chất thải chứa nhiều dinh dưỡng cũng làm tảo phát triển nhanh, hữu cơ tích tụ cao và vi khuẩn gây bệnh tăng sinh tốc độ cao, lấn át vi sinh vật hữu ích ------> tôm sốc, dễ bệnh, môi trường nhanh chóng xấu đi.
- Tôm ăn mạnh vào buổi sáng, nhưng giảm ăn nhanh vào buổi chiều tới tối (từ 13 – 16h00 chiều), bài tiết mạnh vào khoảng thời gian này.
- Nên tập trung cho ăn vào buổi sáng, giảm cho ăn vào buổi chiều, nhưng giữ lượng thức ăn như điều kiện bình thường.
- Giảm số lần cho ăn trong ngày và kéo dài thời gian giữa các lần cho ăn.
- Tăng cường quạt nước vào buổi chiều từ 13h00 trở đi. Thực hiện việc này để đạt được cả hai mục đích tăng cường oxy hòa tan trong nước và hạn chế sự phân tầng nhiệt độ rõ rệt giữa lớp nước trên bề mặt và đáy ao.
- Hạn chế nhiệt độ tăng cao bằng cách nâng mực nước lên 1,5m hoặc giảm ánh nắng trực tiếp bằng cách che lưới cũng hạn chế được phần nào.
b. Cải thiện môi trường tích cực trong mùa nắng nóng:
- Tích cực siphon hàng ngày (nếu có điều kiện) và siphon thật kỹ.
- Dùng sản phẩm vi sinh chất lượng cao kết hợp tăng tần suất sử dụng để đảm bảo môi trường sạch, tăng cao khả năng kháng khuẩn gây bệnh và điều chỉnh tảo ổn định.
- VPAS khuyến cáo sử dụng chế phẩm sinh học GLONY với mật độ lợi khuẩn cao về hàm lượng với tần suất dày hơn giúp chuyển hóa các chất ô nhiễm, ức chế vi khuẩn Vibrio tăng nhanh đồng thời bổ sung và cân bằng lại hệ vi sinh đã mất đi trong ao. Nên bổ sung thêm hỗn hợp enzyme BIZYME hoạt lực mạnh giúp quá trình chuyển hóa nhanh hơn.
- Ngoài ra, GLONY cũng hiệu quả trong việc kiểm soát tảo dày, tảo xanh, màu tảo đậm khi sử dụng vào buổi tối, liên tục 2-3 lần liên tiếp.
c. Duy trì sức khỏe đường ruột và gan tụy trong mùa nắng nóng
Nắng nóng à tôm bài tiết nhanh nhưng hấp thu kém, tiêu hóa kém.
Các chu trình sinh hóa bị gián đoạn à thiếu enzyme tiêu hóa, gan tụy hoạt động quá tải.
Ruột dễ nhiễm khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh, men tiêu hóa được bổ sung hàng ngày, VPAS khuyến cáo sử dụng:
- ORGANICID: diệt khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho lợi khuẩn tăng mạnh, kích thích tăng trưởng.
- Bổ sung men tiêu hóa cùng hỗn hợp enzyme tiêu hóa NUTRIZYM & hỗn hợp nấm men dinh dưỡng đặc biệt DUGOAL ngăn tổn thương ruột, làm dày thành ruột, tăng đề kháng và bổ sung hệ vi sinh bền cho đường ruột.
d. Chống sốc và tăng khả năng chịu stress cho tôm trong mùa nắng nóng
Sản phẩm chống sốc hiệu quả với hàm lượng chất điện giải cao và hỗn hợp vitamin thiết yếu đậm đặc. Tạt VIT ELECT với liều 01 kg/1.000 m3 hàng tuần, đặc biệt hiệu quả trong ương vèo mật độ cao. Cho ăn hàng ngày từ 3-5 gam/kg thức ăn.
Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm MORE C để tạt vào nắng nóng và bổ sung thêm sản phẩm CKD TURBO để chống sốc, tăng đề kháng cho tôm.
Trong một vài tình huống, ao nuôi có khí độc tăng cao, người nuôi nên áp dụng ngay các giải pháp giảm khí độc để giảm tải áp lực chịu đựng do khí độc và giúp tôm tăng khả năng chống stress.
- Sử dụng DEOLIQ với liều 1 lít/ 500 -2.000m3 (tùy hàm lượng khí độc) vào buổi trưa hoặc chiều có nắng để giảm nhanh khí độc NH3, qua đó giảm NO2, đồng thời giúp tôm giảm stress, ngăn ngừa nhiễm bệnh đồng thời giúp dãn mặt nước, tăng oxy hòa tan.
- Bổ sung lại chế phẩm sinh học GLONY vào sáng hôm sau để ngăn ngừa khí độc phát sinh trở lại.
Tóm lại, để chăm sóc sức khỏe tôm trong mùa nắng nóng người nuôi cần chú ý đến 03 nguyên tắc được thực hiện đồng thời:
- Chăm sóc tốt môi trường ao nuôi: kiểm soát cho ăn, thay nước, siphone, tăng quạt nước, tích cực cải thiện môi trường hơn thông thường. Người nuôi cũng nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ kiềm, khí độc,..để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Chăm sóc tốt sức khỏe tôm: bổ sung các giải pháp duy trì sức khỏe đường ruột và gan tụy, tăng cường chống sốc.
- Chăm sóc “mầm bệnh” hạn chế khuẩn xâm nhập: hạn chế Vibrio bùng phát nhanh chóng tạo môi trường sạch cho tôm bằng chế phẩm sinh học GLONY, trong trường hợp cần thiết nên sử dụng thêm chất sát khuẩn chẳng hạn như AQUACIDE hoặc VERODINE (01 loại Iodine hữu cơ) để hạn chế mầm bệnh xâm nhập và phát triển vào ao nuôi và tôm. Dĩ nhiên, chúng ta không thể tiêu diệt hoàn toàn 100% mầm bệnh nhưng nếu áp dụng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cho ao nuôi của bạn.
Chúc bà con chăm sóc sức khỏe tôm tốt và nuôi tôm thuận lợi nhất trong mùa nắng nóng. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với VPAS qua HOTLINE 0917 15 27 27 để được tư vấn giải pháp phù hợp với từng tình trạng ao nuôi!
Đội ngũ kỹ thuật công ty VPAS
- Nuôi tôm mùa NẮNG NÓNG
- CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ BỆNH TPD VÀ CHIẾN LƯỢC
- EHP – PHẦN 1: LOẠI BỆNH TÔM KHÓ CHỊU NHẤT
- Bệnh phân trắng trên tôm, đừng lo, đây là giải pháp
- Chữa bệnh phân trắng thành công phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác ngoài “thuốc men”
- Phòng bệnh phân trắng như thế nào?
- Dùng tỏi tươi trong nuôi tôm và vài điều cần biết
- Tác nhân gây bệnh trên ao bạt đáy bị bỏ quên