(1) Ương nuôi cá chình - Giới thiệu
GIỚI THIỆU
Các giai đoạn sống khác nhau của các loại cá chình (anguillid) đã được khai thác và buôn bán vì mục đích thương mại quốc tế từ rất lâu.
Nghề nuôi cá chình bắt đầu từ năm 1879 ở Nhật Bản và đến thế kỷ 19, cá chình được nuôi ở Ý và Pháp. Đến năm 2000, có ít nhất 24 quốc gia đã nuôi loài cá này. Việc mở rộng nuôi các loại cá chình chủ yếu là do thị trường. Cá chình được nuôi truyền thống ở Đông Á, Hoa Kỳ và Châu Âu. Phần lớn sản lượng cá chình của thế giới là từ nuôi trồng.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống phụ thuộc vào việc đánh bắt từ tự nhiên. Với sự suy giảm số lượng các loài cá chình ôn đới như cá chình châu Âu (Anguilla anguilla), Nhật Bản (A. japonica) và Mỹ (A. rostrata), các giải pháp bảo tồn khác nhau và các biện pháp quản lý để bảo vệ các loài này khỏi bị suy giảm hơn nữa đã được thực thi, chẳng hạn như giới hạn đánh bắt và buôn bán.
Hình cá chình Châu Âu - Anguilla anguilla
Hình cá chình Mỹ - A. rostrata
Hình nuôi cá chình Nhật Bản - A. japonica
Để lấp đầy khoảng trống trong nhu cầu về các loài cá chình truyền thống, nghề đánh bắt cá chình ở Đông Nam Á đã được khai thác. Điều này dẫn đến việc sản lượng xuất khẩu cá chình sống tăng lên đáng kể từ một số nước ở khu vực này, đặc biệt là Philippines. Nước này đóng góp 4% sản lượng xuất khẩu cá chình thủy tinh sống (glass eel - cá chình giống) sang các nước Đông Á từ năm 2004 đến Năm 2010, nhưng đã tăng lên 29% vào năm 2011 và 2012.
Các nguồn cung cá chình thủy tinh sống được nhập khẩu vào Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguồn: Dữ liệu Hải quan Đông Á được trích dẫn bởi Crook, 2014.
Áp lực đánh bắt cá chình thủy tinh gia tăng ở một số nước Đông Nam Á đã dẫn đến các biện pháp quản lý và điều tiết đối với loài này. Ví dụ, các quy định về kích thước xuất khẩu cá chình anguillid đã được ban hành tại một số nước như là một cách để quản lý và bảo tồn tài nguyên này.
Ở Indonesia, cá chình thủy tinh xuất khẩu phải đạt trọng lượng là 150 g. Ở Philippines, kích thước tối thiểu để xuất khẩu cá chình giai đoạn elver là trên 15 cm. Các giới hạn về kích thước đối với việc xuất khẩu cá anguillid, cả hai nước đều có ngành xuất khẩu cá chình thủy tinh phát triển mạnh. Quy định về kích thước đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi cá chình anguillid ở các nước để đạt được mục tiêu xuất khẩu hợp pháp và có số lượng lớn.
Hình cá chình thủy tinh
Ở Philippines, cá chình elver được ương nuôi chủ yếu và nhắm mục tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Á.
Tài liệu này sẽ tập trung vào việc sản xuất và ương cá chình anguillid từ cá chình thủy tinh bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ các cuộc điều tra trang trại cá chình ở Philippines và các thử nghiệm nuôi được thực hiện của SEAFDEC/AQD như một phần của dự án JAIF (Quỹ hội nhập Nhật Bản-ASEAN) về tăng cường kế hoạch quản lý và sử dụng bền vững cho nguồn lợi cá chình nhiệt đới Anguillid ở Đông Nam Á.
Nguồn: Maria Lourdes Cuvin-Aralar, Frolan Aya, Maria Rowena Romana-Eguia, Dan Joseph Logronio - Nursery Culture of Tropical Anguillid Eels in the Philippines - AQUACULTURE EXTENSION MANUAL NO. 65 - APRIL 2019
Lược dịch bởi: KS. CHÂU NGỌC SƠN – VPAS JSC