Sản xuất giống cá rô phi và nuôi cá toàn đực tại Kenya

Sản xuất giống cá rô phi và nuôi cá toàn đực tại Kenya

Mặc dù cá rô phi sinh sản tự do trong ao nhưng điều quan trọng là người nuôi phải cân nhắc sử dụng cá giống được sản xuất đúng cách, vì cá giống kém chất lượng dẫn đến kết quả thu hoạch kém.

Chính vì vậy người nuôi cần đầu tư vào các trại giống để tự sản xuất cá bột và cá giống nếu như không thể chắc chắn chất lượng giống từ những nguồn khác.

 

Việc phát triển một trại sản xuất giống sẽ cho phép người nông dân có sẵn cá giống bất cứ khi nào họ cần. Miễn là nhu cầu về cá giống còn tồn tại, một trại giống được quản lý tốt có thể trở thành một doanh nghiệp tốt.

 

Có ba phương pháp sản xuất cá rô phi giống thường được áp dụng ở Kenya, bao gồm tại ao nuôi (được sử dụng phổ biến nhất), bể đẻ hoặc lồng lưới đặt ngay trong ao (hapa) Cả 3 phương pháp này, cá bột được thu và thả vào ao ương đã bón phân để nuôi đến giai đoạn cá giống trước khi chúng được thả vào ao nuôi thương phẩm.

 

Phương pháp sinh sản trong ao

 

Đây là phương pháp sinh sản cá rô phi giống đơn giản và phổ biến nhất ở Kenya. Ao được xây dựng thích hợp và bón phân phục vụ cho cả việc sinh sản và ương cá bột. Cá bố mẹ được thả vào ao, đẻ trứng tự nhiên. Cá bố mẹ được thả với mật độ 100 đến 200 kg/ha, tỷ lệ giới tính 1: 3 hoặc 1: 4 (cá đực và cá cái). Một con cá bố mẹ có trọng lượng 90-300 g có thể đẻ tới 500 trứng mỗi lần sinh sản.

 

Phương thức này thường đạt 6 - 15 cá bột/m2/tháng. Để tăng sản lượng giống, nên sử dụng những con cá bố mẹ lớn hơn. Cá bố mẹ từ 1 - 1,5kg có thể sản xuất 45 cá bột/m2/tháng. Đối với trường hợp này, bạn cần thu hoạch 17 - 19 ngày một lần.

 

Thu hoạch cá bột từ ao được thực hiện 15-21 ngày một lần (tần suất này cần nhặt hơn khi nhiệt độ nước trung bình trên 25 độ C). Cá bố mẹ có thể sử dụng từ 3 - 5 năm. Thu hoạch cá bột nên được thực hiện bằng lưới tay dọc theo bờ ao để giảm thiểu xáo trộn ao và giảm tỷ lệ chết cá bột.

 

 

Ảnh của https://fishconsult.org

 

Sản xuất giống trong bể

 

Phương pháp này tương đối tốn kém. Bể phải có hình tròn và có thể được làm bằng bê tông, nhựa, sợi thủy tinh hoặc thậm chí bằng kim loại. Các bể phải có đường kính 1 - 6 m và độ sâu 0,5 - 1 m. Nuôi cá bố mẹ từ 100-200 g với mật độ 3-5 con/m2, tỷ lệ giới tính là 1 đực 2-7 cái. Cho ăn theo khẩu phần 30 - 40% đạm thô với tỷ lệ 1 - 2% trọng lượng thân/ngày. Thu cá bột 10-14 ngày một lần. Phương pháp này có thể đạt sản lượng lên đến 400 - 3.000 cá bột/m2/tháng bằng phương pháp này. Lợi thế của phương pháp sinh sản trên bể là dễ quản lý.

 

Phương pháp dùng Hapa

 

Hapa là một cái lồng giống hình chữ nhật hoặc hình vuông được đặt trong ao để chứa cá cho các mục đích khác nhau. Chúng được làm bằng lưới mịn. Kích thước mắt lưới sao cho cá bên trong không thể thoát ra ngoài.

 

Kích thước của Hapa khác nhau nhưng kích thước lý tưởng là dài 3 m, rộng 3 m và sâu 1,5 m.

 

Một số đặc điểm của phương pháp này là: Đàn cá bố mẹ được sử dụng phải có trọng lượng khoảng 100 đến 200 g với tỷ lệ đực và cái khoảng 1: 5 đến 1: 7. Thả cá bố mẹ với mật độ 4 - 5 con/m2. Kiểm tra cá bột hàng ngày. Sau hai tuần, vớt cá bột ra và thả chúng vào các bể nuôi khác hoặc ao nuôi. Sản lượng ở hapa từ 150 con/m2/tháng đến hơn 880 con/m2/ tháng.

 

Cá bột nuôi trong hapa nên được cho ăn 4 lần/ngày cho đến khi cá bột đạt kích cỡ mong muốn (5 g). Sử dụng khẩu phần ăn dạng bột với tỷ lệ 5 - 10% tổng trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

 

Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp này là dễ dàng xử lý, sản lượng trên một đơn vị diện tích cao, đảm bảo cá bột đồng đều ở độ tuổi. Giảm tỷ lệ chết. Hapa có thể được thiết lập ngay trong ao thả cá.

 

Nhược điểm của phương pháp hapa là đòi hỏi quản lý nhiều hơn so với các phương pháp khác. Hiện tượng cá chết có thể xảy ra do sự căng thẳng trong quá trình sinh sản. Vật liệu làm nên Hapa sẽ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời và cần thay thế, cá có thể dễ dàng trốn thoát nếu hapa bị hư hại. Chất lượng nước có thể giảm đi cục bộ do thức ăn thừa và chất thải của cá không được thải bỏ. Lưới hapa có thể sẽ bị tắc làm hạn chế lưu thông nước và cần phải cọ rửa định kỳ.

 

 

Sản xuất cá giống rô phi toàn đực

 

Sự lai hóa: Phép lai có thể được sử dụng để tạo ra kết quả tốt hơn với kết quả chỉ có con đực. Các con lai sau đó có thể dùng phương pháp đảo ngược giới tính. Việc sản xuất đủ số lượng cá bột lai có thể khó khăn vì sự không tương thích về giống giữa các loài bố mẹ.

 

Đảo ngược giới tính: Sự đảo ngược giới tính phức tạp hơn và đòi hỏi phải thu được cá bột mới nở, sau đó nuôi chúng trong bể hoặc hapa và cho cá ăn thức ăn tẩm hormone trong khoảng ba tuần.

 

Lựa chọn đực cái: việc lựa chọn và tách cá cái đựa bằng cách kiểm tra trực quan các lỗ niệu sinh dục bên ngoài. Các đặc điểm giới tính phụ cũng có thể được sử dụng để giúp phân biệt giới tính. Độ tin cậy của phân loại phụ thuộc vào kỹ năng của người làm công tác sinh sản cho cá.

 

Không có phương pháp nào trong số những phương pháp này luôn hiệu quả 100 phần trăm

 

Sinh sản cá rô phi toàn đực bằng nội tiết tố

 

Để làm điều này, bạn cần một trại giống có bể hoặc dựa trên hapa cho phép thu thập cá bột ở giai đoạn còn túi noãn hoàng hoặc giai đoạn cho ăn đầu tiên (không muộn hơn một tuần sau khi cá bột được thả ra khỏi cá cái).

 

Chuyển cá con khỏe mạnh có kích thước đồng đều vào bể hoặc hapa, cho cá ăn với chế độ ăn có pha hormone trong 21-28 ngày. Cụ thể như sau: trộn 30-70 mg hormone (metyl hoặc ethynyl testosterone) trong 700 ml etanol trung tính 95%. Thêm 700 ml dung dịch hormone vào mỗi kg thức ăn đã nghiền mịn, sau đó trộn đều và sấy khô. Ở giai đoạn này, bạn có thể thêm bất kỳ chất bổ sung cần thiết nào vào khẩu phần ăn.

 

Thức ăn nên được giữ trong tủ lạnh nếu không được sử dụng ngay lập tức. Cho cá bột ăn với tỷ lệ 10 - 30% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, ít nhất bốn lần một ngày và trong 21 - 28 ngày.

 

 

Ảnh của https://americulture.com/fingerlings

 

Cá rô phi đực được ưu tiên nuôi vì chúng lớn nhanh hơn cá cái. Con cái sử dụng năng lượng đáng kể trong sinh sản và không ăn khi chúng đang ấp trứng.

 

Nuôi cá toàn đực cho phép kéo dài thời gian nuôi, tỷ lệ thả giống cao hơn. Mật độ nuôi cao làm giảm tốc độ tăng trưởng cá thể, nhưng năng suất trên một đơn vị diện tích lớn hơn. Nếu có thể kéo dài mùa vụ thì người nuôi có thể thu cá thành phẩm đạt đến 500 gram/con. Tỷ lệ sống được mong đợi đối với nuôi toàn đực là 90% trở lên.

 

Tỷ lệ thả 2 con/m2 thường được sử dụng ở Kenya để đạt năng suất 1kg/m2. Với tỷ lệ thả giống này, mức tăng trọng hàng ngày sẽ dao động từ 1,5 đến 2,0 gam. Thời gian nuôi từ 6 tháng trở lên là cần thiết để tạo ra cá nặng gần 500 gam. Có những trường hợp ở Kenya, mật độ thả 6 con/m2 được thực hiện với sản lượng lên đến 3kg/m2. Mật độ thả cao hơn thì cần sục khí và có thể phải sử dụng tỷ lệ cho ăn dưới mức tối ưu để duy trì chất lượng nước phù hợp.

 

Nguồn: https://thefishsite.com

 

Lược dịch bởi: THANH MAI - VPAS JSC