Nuôi cá chim trắng vây vàng tại Ấn Độ
Cá chim vây vàng hay còn gọi là cá chim trắng vây vàng (tên khoa học: Trachinotus blochii) là một loài cá chim biển trong họ cá khế Carangidae, thuộc bộ cá vược.
Ấn độ đã thành công trong việc nhân giống các loài cá chẽm (Sea Bass - Lates calcarifer), cá măng sữa (Milk Fish - Chanos chanos), Cá giò (Rachycentron canadum), Cá mú (Epinepheles sp.) …..và cá chim trắng vây vàng (Silver pompano - Trachinotus blochii).
Trong số nhiều loài cá biển nhiệt đới có giá trị kinh tế cao được nuôi ở Ấn Độ, Silver pompano loài có được quan tâm nhất vì tỷ lệ thịt cao, chất lượng thịt ngon và bán được giá cao trên thị trường. Nó có thể được nuôi trong đất ven biển ao nuôi, lồng bè … lắp đặt trên kênh, rạch nước lợ và trên biển. Cá chim trắng vây vàng có thể phát triển ngay cả ở vùng nước mặn thấp 10 ppt.
Viện Nghiên cứu Thủy sản Biển ICAR-CMFRI đã khởi xướng nghiên cứu về Silver Pompano năm 2008, và phát triển đàn bố mẹ, sản xuất giống thành công vào năm 2011. Sau đó, cá chim được nuôi thành công lần đầu tiên bởi các nhà khoa học CMFRI tại các ao nuôi ven biển ở làng Anthervedi, Quận East Godavari, Andhra Pradesh.
Cá chim trắng vây vàng đạt được trọng lượng bình quân 450 gram trong 240 ngày (8 tháng) trong những lần nuôi thử nghiệm thành công đầu tiên. Từ đó, Ấn Độ đã chứng minh rằng cá chim có thể được nuôi trong các ao nuôi tôm nước lợ như một loài thay thế đạt tỷ lệ sống cao.
Dựa trên các thử nghiệm được tiến hành và trình diễn trong ao của nông dân, các phương pháp nuôi sau đây được đề xuất để nuôi cá chim ở ao nước lợ ven biển.
Chuẩn bị ao
Phần chuẩn bị ao bao gồm vệ sinh đáy ao nuôi, diệt tạp và cấp nước vào ao qua túi lọc (tốt nhất là 02 lớp lưới) được thực hiện tương tự như cách chuẩn bị một ao nuôi tôm mà tất cả cá nông dân nuôi tôm đều đã biết.
Tuy nhiên có vài yếu tố cần lưu ý khi nuôi cá chim trắng vây vàng: pH thích hợp vào khoảng 7.5 đến 85 và độ mặn lý tưởng vào khoảng 15 – 25 phần ngàn (ppt) mặc dù cá chim có thể chịu được độ mặn từ 5 - 40 ppt. Mực nước tối thiểu phải đạt được trước khi thả giống là 100 cm và trong khi nuôi phải duy trì độ sâu mực nước ít nhất là 1,5 mét.
Thả giống và ương
Cá giống có kích thước 1 – 2 inches (2.5 – 5 cm) cần được thả ương trước trong một lồng lưới (có thể đặt ngay trong ao nuôi) có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 2 mét x 2 mét x 1.5 m. Mật độ thả ương vào khoảng 200 con/lồng. Lưới lồng ương ban đầu cần dùng là lưới mịn, sau đó có thể nâng kích thước mắt lưới lên cao hơn.
Giai đoạn ương có thể kéo dài 60 ngày cho đến khi cá đạt trọng lượng 10 – 15 gam/con thì có thể thả ra ngoài. Mật độ thả có thể áp dụng là 5.000 con với trọng lượng 30 gam/con cho một ao nuôi có diện tích 4.000 mét vuông.
Nếu lồng ương đặt trong ao nuôi, khi thao tác dưới ao nông dân cần chú ý tránh khuấy động nền đáy ao nhiều vì hữu cơ, vật chất lơ lững có thể làm nghẽn mang cá và gây chết.
Nhu cầu dinh dưỡng và cho ăn
Silver Pompano là một loài cá biển bơi nhanh với các chuyển động lao về phía trước và nó yêu cầu thức ăn giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nó. Trong thời gian ương cá chim có thể dùng nhiều loại thức ăn khác nhau như thức ăn viên nổi ép đùn, thức ăn viên chìm và cá tạp băm nhỏ. Nhưng tốt nhất là nên dùng thức ăn viên nổi để dễ kiểm soát thức ăn, tránh lãng phí và ô nhiễm.
Trong giai đoạn ương, việc cho ăn phải được thực hiện 4 lần một ngày và trong giai đoạn nuôi thương phẩm trong ao có thể là 3 lần một ngày. Cho ăn tại các khu vực được thiết lập sẵn bằng các khung nổi làm bằng ống nhựa PVC với diện tích khung là 2 mét x 2 mét. Mỗi ao cần khoảng 4 – 6 khu vực cho ăn như vậy.
Có thể tham khảo bảng cho ăn theo trọng lượng và kích thước cá cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cá như bảng bên dưới:
Nếu sử dụng thức ăn viên chìm, có thể đặt khoảng 4 - 8 khay thức ăn (80 cm x 80 cm) cho mỗi ao. Cần lấy mẫu cá thường xuyên (15 ngày/lần) để xác định tốc độ tăng trưởng và tính toán FCR. Trong lần đầu nuôi thử nghiệm, FCR là 1,8 thu được bằng cách sử dụng thức ăn với công thức đã cho ở trên.
Có thể phối trộn 02 loại kích thước thức ăn nếu như cá không có kích cỡ đồng đều.
Quản lý chất lượng nước
Ban đầu cần gây màu nước vừa phải nhưng lâu dài thì cần chú ý sự phát triển của tảo lam, lab – lab. Chất lượng nước có thể được duy trì bằng cách thay 10% lượng nước mỗi tuần một lần, 20% mỗi tuần sau 3 tháng và 30% mỗi tuần sau 6 tháng. Mức oxy hòa tan (D.O.) nên được duy trì trên 5 ppm. Có thể đặt máy sục khí, quạt nước để luân chuyển nước và duy trì DO. Sục khí là bắt buộc từ chiều tối đến sáng sớm hôm sau trong giai đoạn cá đạt kích thước 200 gram trở lên.
Quản lý sức khỏe cá
Cá chim là loài cứng cáp, mạnh khỏe và ít bệnh tật, nhưng khi nuôi ở độ mặn cao thì hay bị nhiễm ký sinh trùng.
Có thể dùng các chất sát trùng phổ biến và an toàn cho cá để diệt khuẩn và phòng bệnh các bệnh nhiễm khuẩn. Vì là ao đất, cho nên việc dùng vi sinh để duy trì chất lượng nước là việc nên làm.
Cũng có thể dùng các sản phẩm là acid amin để kích thích tăng trưởng, enzyme để kích thích tiêu hóa và hp thu dưỡng chất và các sản phẩm hỗ trợ kích thích miễm dịch.
Tốc độ phát triển
Bảng bên dưới trình bày tốc độ phát triển bình quân của cá chim nuôi trong các đợt thử nghiệm ban đầu:
Thu hoạch
Cách thu hoạch cá chim thực hiện bằng lưới kéo như các loài cá nước ngọt khác.
Nguồn: National Fisheries Development Board Department of Animal Husbandry, Dairying & Fisheries Ministry of Agriculture and Farmers Welfare, Govt. of India - Farming Silver Pompano in Brackishwater Ponds.
Lược dịch bởi: KS CHÂU NGỌC SƠN – VPAS JSC
- Nuôi và sản xuất giống cá chim trắng tại Batam
- Nuôi cá trong độ mặn thấp
- Nuôi cá chim ở độ mặn thấp bằng mô hình RAS để đạt kích cỡ thị trường
- Nuôi cá chim trắng (Silver Pompano - Trachinotus blochii) trong ao ven biển
- Tài liệu nuôi cá chim vây vàng của Ấn Độ (Tiếng Anh)
- Tác dụng của astaxanthin đối với cá chim trắng vây vàng