(7) Cách phân biệt các loại cá chình ở giai đoạn thủy tinh

(7) Cách phân biệt các loại cá chình ở giai đoạn thủy tinh

Việc phân biệt trực quan các loài cá chình bằng mắt thường khá khó khăn, tuy nhiên cá chình thủy tinh có thể được xác định bởi cách kiểm tra bằng kính hiển vi và phân tích DNA

Việc phân biệt trực quan các loài cá chình bằng mắt thường khá khó khăn, tuy nhiên từ cá chình thủy tinh có thể xác định loài bằng cách dùng kính hiển vi và phân tích DNA. Cả hai đều là phương pháp kỹ thuật xác định loài, bạn có thể tham khảo và thực hiện tại các phòng thí nghiệm, nơi các dịch vụ đó được cung cấp.

 

Tuy vậy, vẫn có một cách khác mà bạn có thể tham khảo dựa trên các hướng dẫn kỹ thuật dưới đây:

 

A. Kỹ thuật xác định loài với kính hiển vi trên mẫu cá chình thủy tinh dựa trên các đặc điểm bên ngoài (external features) và các phép đo

 

Bốn trong số mười sáu loài cá chình ở Philippines được tóm tắt trong hình bên dưới. Những loài này có thể phân biệt được với cá chình Nhật Bản về mặt chiều dài vây, sự hiện diện của sắc tố trên phần đuôi của cá chình thủy tinh cũng như chiều dài của ano – dorsal (AD) được chia bởi tổng chiều dài của cá (tính bằng %).

 

 

Chú thích hình:

- Fin length - chiều dài vây.

- Short - ngắn

- Long - dài

- Caudal cutaneous pigmentation - sắc tố da đuôi

- Present - Có (sắc tố)

- Absent - Không có (sắc tố)

- ADL/%TL - chiều dài AD chia cho tổng chiều dài (xem thêm hình bên dưới về chiều dài AD)

- mtDNA indentification - xác định bằng phương pháp phân tích DNA.

 

Hình bên dưới là sơ đồ của các thông số được sử dụng để xác định loài khi cá chình ở giai đoạn thủy tinh bằng cách sử dụng phép đo hình thái dựa trên một nghiên cứu của Leander và cộng sự vào năm 2012.

 

 

Tất cả bốn loài cá chình ở Philippines đều mang sắc tố trên đuôi hoặc trên vây đuôi của chúng. Hình bên dưới cũng cho thấy các dạng sắc tố đặc trưng của A. bicolor pacifica so với ba loài khác. Ba loài A. luzonensis, A. CelebesensisA. marmorata có các kiểu sắc tố vây đuôi giống nhau, để xác định loài chính xác chỉ có thể được thực hiện thông qua phân tích DNA.

 

 

Hình - phân biệt các loài cá chình giai đoạn chình thủy tinh bằng sắc tố và hình dạng đuôi. Hình bên trái là A. bicolor pacifica, hình bên phải là các loải A. marmorata, A. luzonensis and / or A. celebesensis (xem thêm các hình phân loại bên dưới từ nguồn tài liệu khác)

 

 

Tail and caudal fin photographs of glass eels (pigmentation stage VB according to Elie et al., 1982) of (a) Anguilla marmorata, (b) Anguilla bicolor bicolor, (c) Anguilla mossambica and (d) an example of morphologically unidentified specimen.

 

(a) Anguilla marmorata, (b) Anguilla bicolor bicolor, (c) Anguilla mossambica và (d) mẫu không xác định được loài về mặt hình thái.

 

 

(A) Anguilla japonica, (B) A. bicolor pacifica, and (C) A. marmorata, A. luzonensis, và/hoặc A. celebesensis. Tỷ lệ = 1.5 mm.  

 

B. Phân tích ADN của các mẫu cá chình thủy tinh để xác định loài

 

Chi phí phân tích DNA để xác định loài (trong trường hợp này, nó được gọi là DNA mã vạch) rất tốn kém và các cơ sở cho các đánh giá như vậy có thể không có sẵn cho người nuôi cá.

 

Tuy nhiên, có thể chuẩn bị các mẫu để phân tích DNA bằng cách bảo quản các mẫu trong etanol. Sau khi phân tích, thông tin trình tự đánh dấu di truyền thu được có thể được so sánh với trình tự đã biết của các loài cá chình thủy tinh đã được được mô tả trong cơ sở dữ liệu truy cập mở và/hoặc các ấn phẩm khoa học.

 

Nguồn: Maria Lourdes Cuvin-Aralar, Frolan Aya, Maria Rowena Romana-Eguia, Dan Joseph Logronio - Nursery Culture of Tropical Anguillid Eels in the Philippines - AQUACULTURE EXTENSION MANUAL NO. 65 - APRIL 2019

 

Lược dịch bởi: KS. CHÂU NGỌC SƠN – VPAS JSC