(16) Ương cá chình – Bệnh và quản lý bệnh

(16) Ương cá chình – Bệnh và quản lý bệnh

​​​​​​​Cá chình có thể bị nhiễm ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và virus

Cá chình có thể bị nhiễm ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và virus

 

Ký sinh trùng Trichodina sp. (trùng bánh xe)

 

Đó là sinh vật đơn bào có lông mao với cơ thể hình đĩa đặc trưng và có thể được xác định bằng cách chuẩn bị chuẩn bị mẫu để xem dưới kính hiển vi từ chất nhầy trên da hoặc mang cá.

 

Cá bị nhiễm bệnh nặng có biểu hiện lờ đờ, sụt cân và bơi lội nhanh và có khi loạn xạ. Cá thường cố gắng cọ mình vào đáy hoặc thành bể cố gắng loại bỏ các ký sinh trùng.

 

 

Hình ký sinh trùng bánh xe dưới kính hiển vi phóng đại 400 lần

 

 

Hình ký sinh trùng bánh xe dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần

 

Sự xuất hiện của ký sinh trùng này trong hệ thống nuôi là do mật độ nuôi cao, trao đổi nước kém và tích lũy nhiều hữu cơ. Trichodiniosis có thể được ngăn ngừa và kiểm soát bằng cách tắm nước muối (2-3% NaCl) 2-5 phút trong 3-4 ngày hoặc xử lý bằng formalin ở nồng độ 150-250 mg/L (150-250 ppm) trong 30 phút (Klinger và Francis Floyd, 2013). Trong quá trình tắm formalin, cá phải được giám sát chặt chẽ và phải cung cấp sục khí mạnh để duy trì mức oxy hòa tan cao cho cá.

 

Ký sinh trùng Monogenea (sán lá đơn chủ)

 

Đây là những loài giun dẹp ngoại ký sinh có thể được tìm thấy ở mang, da và vây của cá. Chúng dài <1 - 6 mm với giác hút được “trang bị” thêm móc hoặc kẹp cho phép chúng gắn chặt vào vật chủ.

 

Cách kiểm tra ký sinh trùng này cũng bằng cách xem mẫu chất nhầy trên da và mang dưới kính hiển vi. Việc kiểm tra phải được thực hiện trên cá sống hoặc cá mới chết. Bệnh tỷ lệ chết ở cá chình do ký sinh trùng này gây ra thường liên quan đến tình trạng mật độ nuôi cao, điều kiện vệ sinh không tốt và chất lượng nước kém.

 

 

Hình ký sinh trùng sán lá đơn chủ dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần bám trên mang cá (hình có các mũi tên)

 

 

Điều trị bằng cách ngâm nước muối 5% trong 5 phút hoặc ngâm bằng formalin 100-200 ppm trong 30-60 phút trong 3 ngày. Biện pháp cách ly, kiểm dịch các lô giống mới có thể giảm thiểu sự xâm nhập của ký sinh trùng vào trong hệ thống nuôi.

 

Ký sinh trùng Ichthyopthirius multifilis

 

Ichthyophthirius multifilis còn gọi là trùng quả dưa, một ký sinh trùng đơn bào gây ra bệnh được gọi là “Ich” hay còn gọi là bệnh đốm trắng vì sự hiện diện của các đốm trắng nhỏ trên da và mang của cá nuôi. Chúng xuất hiện giống như những vết phồng rộp nhỏ trên da hoặc vây.

 

Ký sinh trùng có thể được kiểm tra kiểm tra bằng kính hiển vi bằng phương pháp soi tươi các sợi mang (phiến lá mang) và chất nhầy cho thấy ký sinh có hình tròn hoặc bầu dục, di chuyển bằng lông mao và có nhân hình móng ngựa đặc trưng.

 

 

Hình ký sinh trùng quả dưa với đặc trưng nhân hình móng ngựa dưới độ phóng đại hiển vi 400 lần và 100 lần. Hình của Dr. Joselito Somga, Dr. Sonia Somga and Dr. Joseph Loja of Bureau of Fisheries and Aquatic Resources

 

Để ngăn ngừa và kiểm soát "Ich", phương pháp điều trị đã được khuyến nghị là dùng 100 ppm formalin tắm cá trong 1 giờ trong 2-3 ngày có sục khí; tăng nhiệt độ nước lên 30 độ C trong 6 giờ mỗi ngày và kéo dài trong 3-5 ngày. Có thể tắm nhanh cá trong nước muối 3% (hay 30.000 mg/lit) trong 30 giây đến vài phút hoặc ngâm cá trong nước muối có nồng độ thấp hơn – khoảng 0.05% (500 g/lit).

 

Vi khuẩn Aeromonas spp.

 

Aeromonas là một chi vi khuẩn gram âm hình que phân bố rộng rãi trong môi trường. A. hydrophilaA. perfata thường gây ra bệnh “vây đỏ” với các dấu hiệu lâm sàng như thối vây, thối đuôi và xuất huyết (haemorrhagic septicaemia).

 

Các yếu tố ảnh hưởng khi nhiễm A. hydrophila là do căng thẳng, xử lý giống kém, nuôi mật độ cao, vận chuyển trong điều kiện kém, dinh dưỡng và chất lượng nước kém.

 

Nhiễm trùng do Aeromonas có thể được điều trị bằng cách cho cá ăn thức ăn trộn thêm oxytetracycline 3-5 g/kg thức ăn trong 5-7 ngày. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác về mầm bệnh, đưa ra phác đồ điều trị, thời gian cắt thuốc và ghi chép phải được xem xét trước khi sử dụng thuốc kháng sinh.

 

Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì chất lượng nước tốt, tránh tình trạng quá tải, giảm căng thẳng do xử lý hoặc vận chuyển và dinh dưỡng hợp lý. Cách ly hoặc loại bỏ cá bị bệnh,  cá chết trong cơ sở nuôi là cần thiết để ngăn ngừa sự lây truyền thêm dịch bệnh.

 

Chẩn đoán nhiễm Aeromonas dựa trên đánh giá tổng quát và phân lập vi khuẩn trong thận và các cơ quan khác của cá bằng phương pháp nuôi cấy trên các môi trường như Nutrient Agar (NA), Tryptic Soy Agar (TSA) và Brain Heart Infusion Agar (BHIA). Thạch Glutamate Starch Phenol Red (GSP) có thể được sử dụng như là môi trường chọn lọc cho AeromonasPseudomonas.

 

Vi khuẩn Pseudomonas spp.

 

Pseudomonas là một loại vi khuẩn gram âm sống trong các môi trường khác nhau. Pseudomonas anguillisosystema là tác nhân gây bệnh đốm đỏ lần đầu tiên được báo cáo trên cá chình A. japonica.

 

Cá bị nhiễm bệnh có các chấm xuất huyết ở da bên bụng của cơ thể, miệng và khu vực xung quanh hậu môn. Bệnh do căng thẳng hoặc quản lý không đúng cách. Vi khuẩn được phân lập từ thận, các cơ quan khác và tại các nơi tổn thương của cá bằng cách nuôi cấy trong môi trường NA, TSA và BHIA. GSP có thể được sử dụng làm môi trường chọn lọc.

 

Vibrio spp.

 

Bệnh do V. vulnificus gây ra có biểu hiện xuất huyết bên ngoài, mắt lồi, tổn thương mắt hoặc vùng mắt và hàm bị ăn mòn, tỳ (lách) tắc nghẽn hoặc sưng to.

 

 

Hình cá chình nhiễm khuẩn bị tụ huyết trên da

 

Sự phát triển của vi khuẩn này có thể xảy ra trong các trang trại nuôi lươn bằng cách sử dụng nước lợ và nhiệt độ nước dưới 24 độ C. Bệnh đã được báo cáo trên cá chình A. japonicaA. anguilla.

 

Chẩn đoán mầm bệnh có thể được thực hiện bằng chuẩn bị lấy mẫu từ các cơ quan như thận, lá lách, gan, mô cơ hoại tử …. Các loài Vibrio có thể được phân lập bằng cách sử dụng phương pháp nuôi cấy trên môi trường như NA, BHIA, và TSA bổ sung 1-2% NaCl. Thạch ThiosulphateCitrate-Bile Salt-Sucrose (TCBS) có thể được sử dụng làm môi trường chọn lọc cho Vibrio.

 

Bệnh do nấm

 

Bệnh nấm phổ biến nhất trong nuôi cá chình là bệnh Saprolegniasis hay còn gọi là “nấm mốc nước”, nấm da hoặc bệnh cotton (bông gòn). Bệnh do các loại nấm bao gồm Saprolegnia, Aphanomyces, Achyla, Pythium và Dichtyuchus gây tra.

 

Đặc điểm chẩn đoán là sự hiện diện của các đám bông màu nâu hoặc các “mảng lông” trên da, vây và mang của cá.

 

Chất lượng nước kém và nhiễm trùng thứ cấp được coi là các yếu tố tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

 

Có thể điều trị nấm bằng cách ngâm nước muối (22 g/L trong 30 phút; 30 g/L trong 10 phút; 1-3 g/L vô thời hạn) hoặc bể chứa formalin (0,4 - 0,5 ml/L formaldehyde 30% trong 1 giờ).

 

Bệnh do virus

 

Dựa trên các nghiên cứu, ba loại virus phổ biến nhất gây bệnh trên cá chình là virus cá chình Châu Âu (EVE - Eel Virus European), virus cá chình Mỹ (EVA - Eel Virus American), virus cá chình Châu Âu X (EVEX - Eel
Virus European X) và Anguillid Herpesvirus 1 (AngHV1 còn gọi là HVA).

 

Cá chình bị nhiễm EVE có các dấu hiệu lâm sàng như hình dạng bất thường của thân, xung huyết da và vây, thận to ra và có nhiều chấm xuất huyết ở gan. Cho đến nay, virus được phát hiện ở A. japonica, A. anguilla và A. rostrata.

 

EVA và EVEX rất giống nhau về đặc điểm dựa trên hình thái và di truyền học. Những con cá chình  bị nhiễm EVA thường có biểu hiện xung huyết dữ dội ở vây ngực và vây hậu môn, cá có xu hướng chúi đầu xuống. EVEX có các dấu hiệu như xuất huyết, thiếu máu và tỷ lệ tử vong lên đến 50%. EVEX đã được chứng minh là gây bệnh cho A. anguillaA. japonica.

 

Cá chình nhiễm AngHV1 có các biểu hiện như lờ đờ, da và vây xuất huyết, tắc nghẽn mang. Bệnh hiện diện ở A. japonica, A. anguillaA. rostrata.

 

Các bệnh do virus trong trại cá chình thường do căng thẳng gây ra và nguyên nhân nhiệt độ. AngHV1 thường gây bệnh ở nhiệt độ nước cao hơn (khoảng 26 độ C) trong khi bệnh do EVE và EVEX chủ yếu xảy ra ở nước nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C. Không có phương pháp điều trị nào được báo cáo cho các bệnh do virus này.

 

 

Hình cá chình nhiễm khuẩn HVA

 

Nguồn: Maria Lourdes Cuvin-Aralar, Frolan Aya, Maria Rowena Romana-Eguia, Dan Joseph Logronio - Nursery Culture of Tropical Anguillid Eels in the Philippines - AQUACULTURE EXTENSION MANUAL NO. 65 - APRIL 2019

Lược dịch bởi: KS. CHÂU NGỌC SƠN – VPAS JSC