(1) Bệnh cá rô phi và các biện pháp ngăn ngừa

(1) Bệnh cá rô phi và các biện pháp ngăn ngừa

Để ngăn ngừa bệnh, người ta cần xem xét cách thức các mầm bệnh gây bệnh và xâm nhập vào cơ sở, và làm thế nào chúng có thể lấn át sức đề kháng tự nhiên của cá rô phi. Một khi mầm bệnh đến được cơ sở, nó có thể nhân lên về mặt sinh học

Cá rô phi chịu đựng các yếu tố bất lợi tốt hơn hầu hết các loài nuôi thương phẩm khác rất nhiều. Trong suốt quá trình phát triển ngành công nghiệp cá rô phi toàn cầu, người nuôi thường dựa vào khả năng kháng bệnh vốn có của loài hơn là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

 

Trong một thời gian dài, người nuôi tin rằng có rất ít bệnh trên cá rô phi có ý nghĩa thương mại. Điều này đã thay đổi nhanh chóng trong những năm 1990. Sự gia tăng dịch bệnh trên cá rô phi là kết quả trực tiếp của việc đưa các mầm bệnh mới vào cá rô phi thông qua cá bị nhiễm bệnh và do sự tăng cường nuôi cá ở mật độ cao hơn nhờ vào sự tiến bộ của các phương pháp nuôi cá trên toàn cầu. Cá rô phi đang được nuôi với mật độ cao hơn bao giờ hết và có nhiều hệ thống nuôi tuần hoàn hơn bao giờ hết. Mặc dù cá rô phi hoạt động đặc biệt tốt trong hệ thống tuần hoàn, nhưng các mầm bệnh cũng vậy.

 

Một khi mầm bệnh được đưa vào một hệ thống tuần hoàn, rất khó để tiêu diệt tận gốc. Việc loại bỏ mầm bệnh có thể được thực hiện bằng cách khử trùng, nhưng ngày cả khi tiêu diệt thành công mầm bệnh mục tiêu thì cũng không có nghĩa là chắc chắn.

 

 

Nguồn hình ảnh: https://www.intrafish.com/aquaculture

 

Trong suốt hai mươi năm làm việc trong ngành công nghiệp cá rô phi Hoa Kỳ, chúng tôi đã chứng kiến ​​hàng chục nhà sản xuất thất bại do hậu quả trực tiếp của dịch bệnh. Bệnh cá rô phi nghiêm trọng nhất do hai loài vi khuẩn thuộc giống Streptococcus gây ra. Chúng tôi biết chỉ có ba nhà sản xuất đã thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh này trong hệ thống của họ. Phần lớn các nhà sản xuất bị nhiễm bệnh còn lại đều thất bại.

 

Để ngăn ngừa bệnh, người ta cần xem xét cách thức các mầm bệnh gây bệnh và xâm nhập vào cơ sở, và làm thế nào chúng có thể lấn át sức đề kháng tự nhiên của cá rô phi. Một khi mầm bệnh đến được cơ sở, nó có thể nhân lên về mặt sinh học. Hệ thống tuần hoàn thường là môi trường lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi vì nó ấm áp, nước giàu dinh dưỡng, nhiều nơi ẩn náu và nhiều vật chủ.

 

Nước từ các cơ sở bị nhiễm bệnh cũng có thể mang mầm bệnh. Những chiếc xe tải chở hàng sống nhiễu nước khắp nơi và đi từ trang trại này sang trang trại khác là nguồn lây nhiều loại mầm bệnh. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ sở trên đế giày của nhân viên, trên lưới của người bán hàng sống đã được sử dụng tại cơ sở khác, hoặc trên tay của tài xế xe tải được phép nhúng tay của mình vào thùng sản xuất. Mặc dù không nhà sản xuất nào có thể an toàn 100% với mầm bệnh, nhưng bằng cách giải quyết các con đường lây truyền mầm bệnh rõ ràng như cá, nước, tay và giày của nhân viên, nhà sản xuất có thể giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm bệnh.

 

Bước đầu tiên trong việc phòng bệnh là mua cá giống từ nguồn uy tín. Người sản xuất có thể giảm thiểu rủi ro của mình hơn nữa bằng cách thực hiện các phương pháp đơn giản sau:

 

Duy trì dinh dưỡng tốt cho cá

 

Tránh nuôi mật độ quá cao và tập trung quá đông đúc

 

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

 

Rửa tay bằng loại xà phòng diệt khuẩn

 

Ngâm chân khử trùng

 

Khử trùng xe tải chở hàng

 

Hạn chế nhập cá nhiều lần

 

Sử dụng nguồn nước tốt và sạch

 

Giới hạn khách viếng thăm trang trại

 

Nguồn: https://americulture.com

 

Lược dịch bởi: NGỌC HÂN MAI – VPAS JSC