Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
Hội chứng tử vong cấp tính có tốc độ tiến triển cao và tỷ lệ tử vong cao trên ốc hương. Khi mắc bệnh này ốc không thể ăn và khoan vào cát, bỏ vỏ và dẫn đến chết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu đánh giá căn bệnh này và chỉ ra rằng Vibrio tubiashii là mầm bệnh của bệnh chính chứ không phải V. harveyi như lầm tưởng trước đây.
V. tubiashii là vi khuẩn gram âm. Ngoài ra, V. tubiashii có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao ở ấu trùng và nhuyễn thể hai mảnh vỏ chưa trưởng thành trong trại giống.
Trong nghiên cứu về bệnh trên ốc hương do FP17 tại Hải Nam, Trung Quốc cho thấy: tổng cộng có 34 loại kháng sinh (dành cho người hoặc thuốc thú y) đã được thử nghiệm song song để khám phá độ nhạy cảm với kháng sinh. FP17 nhạy cảm với 9 loại kháng sinh, nhạy vừa phải với 7 loại kháng sinh và kháng 18 loại kháng sinh. Trong số các loại kháng sinh đó, chloramphenicol, fluofenicol, norfloxacin, carbenicillin và ciprofloxacin là những loại nhạy cảm nhất. Tuy nhiên, chloramphenicol và các loại kháng sinh khác không thể được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Trích: First Report on Genome Analysis and Pathogenicity of Vibrio tubiashii FP17 from Farmed Ivory Shell (Babylonia areolata)
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass
- Các nhà khoa học đang phát triển một loại vaccine cho ăn 'đột phá' mới chống lại rận biển ở cá hồi Đại Tây Dương nuôi
- Indonesia tăng cường chương trình nhân giống tôm bằng công nghệ di truyền