Robins McIntosh - Sự gia tăng bệnh tôm

Robins McIntosh - Sự gia tăng bệnh tôm

McIntosh đặc biệt lo ngại về sự gia tăng các bệnh do vi khuẩn mà người nuôi tôm ở mọi vùng địa lý đang gặp phải.

“Chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng và các loại vi khuẩn mới, độc hại hơn trên tôm, chẳng hạn như Photobacterium damselae, các chủng mới của Vibrio parahemolyicus có liên quan đến bệnh phân trắng và bệnh thủy tinh ở tôm giống, phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam.

 

Các vấn đề về vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lỗ lã và tăng chi phí sản xuất. Những vấn đề này dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở ao nuôi.

 

Ông thấy rằng nguời nuôi đang bị choáng ngợp và không nhận được hướng dẫn thực sự về cách giải quyết những vấn đề này, rất khác so với các vấn đề do virus gây ra vào những năm 1990 và giữa những năm 2000.

 

“Nếu bạn hỏi người nuôi ở Châu Á vấn đề lớn nhất của họ là gì, họ có thể sẽ nói với bạn là hội chứng phân trắng, là sự kết hợp của EHP và Vibrio parahaemolyticus. Có Vibrio parahaemolyticus nhưng không có EHP thì không tệ lắm và ngược lại. Nhưng kết hợp cả hai lại với nhau người nuôi sẽ có một thảm họa”.

 

“Nhưng không ai thực sự có chẩn đoán cụ thể cho Vibrio parahaemolyticus liên quan đến bệnh phân trắng và do đó, nó có thể lây lan vào các trang trại thông qua con giống. 

 

Khi các vấn đề về vi khuẩn xuất phát từ trại giống, bệnh biểu hiện rất nhanh. Cần phải có nhiều nỗ lực hơn để khắc phục vấn đề từ gốc rễ chứ không chỉ là các triệu chứng”.

 

Ông nói thêm: “Có thể có một phần sự thật trong câu 'phát triển nhanh, chết nhanh', và nhiều nông dân Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia đã chuyển sang các thương hiệu có tốc độ phát triển di truyền chậm hơn, nhưng vì chúng phát triển chậm hơn nên chi phí tăng lên”.

 

McIntosh muốn tách biệt tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót và tin rằng điều này có thể thực hiện được. 

 

McIntosh coi biến đổi khí hậu là chất xúc tác chính dẫn đến sự gia tăng các bệnh do vi khuẩn.

 

“Chúng ta không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, đó là lý do tại sao vi khuẩn lại nguy hiểm đến vậy. Nhiệt độ ao tăng vọt, rồi mưa...Chúng ta gặp phải đủ loại gián đoạn trong môi trường tạo điều kiện cho Vibrio, cho vi khuẩn. Điều đó khiến mọi thứ trở nên rất, rất khó khăn và việc cố gắng sử dụng clo chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì khi đó bạn cũng sẽ loại bỏ vi khuẩn có lợi”.

 

Tuy nhiên, ông cũng đổ lỗi cho việc sử dụng quá nhiều thức ăn giàu protein dẫn đến lượng nitơ trong ao nuôi cao hơn. “Protein vừa là chất dinh dưỡng cho tôm vừa là chất độc đối với môi trường ao nuôi”, ông nhấn mạnh

 

Nhìn về phía trước

 

Mặc dù thất vọng, McIntosh không hề hết hy vọng vào tôm, nhưng ông nhận thấy sự phân hóa giữa các nước xuất khẩu tôm lớn và phần còn lại của thế giới trở nên rõ rệt hơn.

 

“Tôi nghĩ triển vọng khá tươi sáng cho Ecuador. Ấn Độ có một số vấn đề do chính họ gây ra, nhưng đủ lớn và đủ giàu để họ sẽ ở đó vào cuối cùng. Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ là quốc gia quyết định xuất khẩu. 

 

Việt Nam đã xây dựng được sự cân bằng tốt giữa tôm chân trắng và tôm sú cùng với chế biến giá trị gia tăng tiên tiến, nhưng Thái Lan và các nước khác sẽ chủ yếu tập trung vào thị trường địa phương của họ và cung cấp các sản phẩm tôm giá trị gia tăng cao cấp để xuất khẩu”, ông dự đoán.

 

Theo: The Fishsite