Vì sao không thể chủng ngừa cho tôm

Vì sao không thể chủng ngừa cho tôm

Tôm thiếu tế bào thích hợp, cách thức đáp ứng miễn dịch với mầm bệnh cụ thể và 'bộ nhớ' dài lâu để đối phó với sự nhiễm trùng

Tài liệu khoa học về tôm thường áp dụng các thuật ngữ và phương pháp tiếp cận từ miễn dịch động vật có vú, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Đó là trường hợp trong việc sử dụng thuật ngữ "vaccination" (chủng ngừa) ở các loài giáp xác. Nguyên tắc tiêm chủng dựa trên hai yếu tố chính của hệ thống miễn dịch: tính đặc hiệu và trí nhớ. Hai tính chất này không hiện diện trong hệ thống miễn dịch của tôm và các động vật không xương sống khác.

 

ĐÁP ỨNG MIỄN  DỊCH

 

Bất kỳ phản ứng miễn dịch nào cũng liên quan đến hai yếu tố là nhận diện được mầm bệnh hoặc vật chất ngoại lai khác và thứ hai là phản ứng chống lại mầm bệnh để loại bỏ nó. Do đó, vật chủ cần có các tế bào, phân tử và quá trình thích hợp tạo thành bộ nhớ trong dài hạn để có thể chống lại sự nhiễm trùng.

 

Nói rộng ra, các phản ứng miễn dịch thuộc hai loại: bẩm sinh và thích ứng. Tiêm phòng nhắm vào việc thích ứng, loại bộ nhớ.

 

Con người và động vật có các rào cản hóa lý rất hiệu quả như là một tuyến phòng thủ đầu tiên, chẳng hạn như da, vảy hoặc biểu bì và chất nhầy. Một khi những rào cản này bị phá vỡ, những kẻ xâm lược sẽ tiếp xúc với một loạt các phản ứng phòng thủ tế bào và và các thể dịch. Chúng bao gồm đông máu và chữa lành vết thương, thực bào, đóng gói và các yếu tố kháng khuẩn khác. 

 

Sự khác biệt quan trọng giữa các loại phản ứng miễn dịch là các phản ứng thích nghi có tính đặc hiệu cao đối với một mầm bệnh cụ thể. Hơn nữa, các phản ứng thích nghi được cải thiện với mỗi lần gặp liên tiếp với cùng một mầm bệnh vì hệ thống miễn dịch thích nghi đã nhớ lại các tác nhân truyền nhiễm. Do đó, hai đặc điểm chính của đáp ứng miễn dịch thích ứng là tính đặc hiệu và trí nhớ, các yếu tố cần mà vắc-xin hoạt động.

 

Tôm thiếu tế bào thích hợp, cách thức đáp ứng miễn dịch với mầm bệnh cụ thể và 'bộ nhớ' dài lâu để đối phó với sự nhiễm trùng.

 

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/

Lược dịch bởi: MAI NGỌC HÂN - VPAS JSC

Scientific literature on shrimp has often adopted terms and approaches from mammalian immunology, but not always in a correct way. Such is the case in the use of the term “vaccination” in crustaceans. The principle of vaccination is based on two key elements of the immune system: specificity and memory. These two properties are not recognized in the immune systems of shrimp and other invertebrates.

 

IMMUNE RESPONSES

Any immune response involves, firstly, recognition of the pathogen or other foreign material and, secondly, the mounting of a reaction against it to eliminate it. Thus, the host needs appropriate cells, molecules, and pathways to achieve long-term “memory” to deal with subsequent infection. 

 

Broadly speaking, immune responses fall into two categories: innate (or nonadaptive) and adaptive. Vaccination targets the adaptive, memory-type component.

 

Humans and animals have very effective physicochemical barriers as a first line of defense, such as skin, scales or cuticle, and mucus. Once these barriers are breached, potential invaders are then exposed to a range of cellular and humoral defense reactions. These include blood clotting and wound healing, phagocytosis, encapsulation, and antimicrobial factors. 

 

The important difference between the immune response types is that adaptive responses are highly specific for a particular pathogen. Moreover, adaptive responses improve with each successive encounter with the same pathogen because the adaptive immune system “remembers” the infectious agent. The two key features of adaptive immune responses are thus specificity and memory, factors upon which vaccines work.

 

Shrimp lack appropriate cells, pathways to respond to specific pathogens and the long-term ‘memory’ to deal with recurring infections