Mọi điều cần biết về EMS (phần cuối)
Thực hành nuôi tốt hạn chế rủi ro EMS
Không có cách nào để khắc phục nhanh chóng EMS/AHPND một khi trang trại bị nhiễm bệnh, cần phải có kế hoạch quản lý cẩn thận hơn trước đó. Trong trường hợp xấu nhất, người nuôi nên thu hoạch tất cả các ao trong thời gian ngắn. Tất cả các thành viên trong nhóm phải cam kết thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học và giai đoạn khử trùng kỹ lưỡng để quản lý dịch bệnh và tránh bùng phát trong tương lai.
An toàn sinh học là một khái niệm để ngăn ngừa lây nhiễm và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hai cách tiếp cận chủ đạo trong thực hành an toàn sinh học là các biện pháp phòng ngừa - loại trừ mầm bệnh - và các biện pháp đối phó loại bỏ mầm bệnh. Chúng ta có thể quản lý EMS/AHPND bằng cách ngăn chặn sự lây lan xa hơn của nó và tạo điều kiện tốt hơn để tăng sức đề kháng của tôm đối với bệnh.
Dưới đây là một số thực hành tốt nhất để quản lý EMS / AHPND trong các trang trại bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các bước sản xuất.
Chuẩn bị trước khi thả
- PL cần có nguồn gốc rõ ràng, không có nguồn gốc từ tôm bố mẹ bị nhiễm EMS
- Tất cả các trang thiết bị phải được khử trùng trước khi thả giống. Sử dụng nhiều chất khử trùng giúp loại bỏ tất cả các vật chủ trung gian mang mầm bệnh.
- Ao nuôi thương phẩm nên lót bạt nhựa HDPE để dễ vệ sinh và kiểm soát.
- Trước khi thả phải phơi ao khô hoàn toàn. Nước cũng phải được chuẩn bị tốt trong 10–15 ngày trước khi thả tôm.
- Lên kế hoạch an toàn sinh học kỹ lưỡng cho cả quá trình nuôi và xem xét lại quy trình thực hiện an toàn sinh học sau mỗi chu kỳ nuôi.
- Bảo vệ ao nuôi và trang trại khỏi các loài xâm nhập từ bên ngoài (chẳng hạn như cua, còng)
- Để tránh lây nhiễm, nên thả giống đồng thời ở một khu vực. Nên thả vào ao có mật số vibrio dưới 1 x 103 CFU/ml.
Giảm thiểu EMS trong quá trình nuôi thương phẩm
- Các thông số chất lượng nước - bao gồm pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan (DO), amoniac và hydro sunfua - cần được theo dõi thường xuyên.
- Nên theo dõi sức khỏe tôm ba ngày một lần một cách cẩn thận, bao gồm kiểm tra tình trạng cong thân đục cơ và gan tụy.
- Chế độ cho ăn nên được điều chỉnh cẩn thận và chính xác để tránh cho ăn dư thừa.
- Các chất cặn nên được hút bỏ thường xuyên.
- Cần duy trì sục khí thích hợp.
- Probiotics (vi sinh) nên được áp dụng thường xuyên và tăng cường ở những nơi xảy ra stress hoặc khi thay nước.
- Thống nhất chế độ cấp thoát nước toàn trang trại để giảm lan truyền mầm bệnh giữa các ao và khu vực.
- Khi có dấu hiệu bệnh, một kế hoạch quản lý phải nhanh chóng được ban hành và thực hiện. Khi nghi ngờ có bệnh, nên sử dụng xét nghiệm xác nhận trong phòng thí nghiệm.
Các giải pháp EMS dài hạn - cơ sở hạ tầng và công nghệ
Duy trì các thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp trong trang trại sẽ giúp duy trì tốt điều kiện an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh, mầm bệnh dễ dàng hơn và qua đó mang lại lợi nhuận tài chính ổn định hơn. Cơ sở hạ tầng cần thiết để duy trì an toàn sinh học và bảo vệ chống lại mầm bệnh bao gồm lót bạt HDPE, khu vực rửa chân, xe và tay, cũng như hàng rào và lưới để ngăn người và động vật xâm nhập vào trang trại.
Cơ sở hạ tầng quan trọng khác bao gồm hệ thống cấp thoát nước khoa học, cống trung tâm, ao tiền xử lý với thể tích ít nhất 30% ao nuôi thương phẩm, hệ thống sục khí đạt ít nhất 10 mã lực trên 1000 m2 với dòng chảy tốt, có một phòng thí nghiệm cơ bản tại chỗ với ánh sáng mạnh để phân tích và thử nghiệm nước với các chỉ tiêu cơ bản.
Nguồn: https://thefishsite.com/
Lược dịch bởi: Ngọc Hân Mai - VPAS JSC
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- “Bọng nước” trên mang tôm
- Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác