Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác
E. hepatopenaei ký sinh bắt buộc trong vòng đời của nó và có thể làm bong tróc các tế bào trong gan tụy của tôm sú và tôm thẻ chân trắng. EHP có liên quan đến sự chậm phát triển nghiêm trọng ở tôm và dẫn đến mất mùa do sản lượng thấp. Chúng sinh sôi nảy nở trong gan tụy của tôm và ruột giữa, bào tử trưởng thành sau đó phát tán ra môi trường qua đường phân và tiếp tục lây nhiễm cho những con tôm khác.
EHP lây nhiễm vào gan tụy, gây bong tróc các tế bào, tác động giảm ăn, biếng ăn và là nguyên nhân tăng trưởng chậm. Các nghiên cứu trước đây cho thấy EHP có liên quan đến hội chứng phân trắng (WFS). EHP cũng có thể được truyền chủ yếu qua đường miệng do ăn phải thức ăn tươi sống bị nhiễm bệnh như Artemia salina, giun nhiều tơ và nhuyễn thể.
Có nhiều nghiên cứu cho biết amoniac và nitrit là những yếu tố gây căng thẳng trong nuôi trồng thủy sản. Tôm tiếp xúc với amoniac và nitrit lâu dài dễ nhiễm bệnh hơn, ngoài ra nó cũng làm giảm số lượng tế bào miễn dịch. Chất lượng nước kém cũng tương quan với sự phát triển của mầm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của L. vannamei, chẳng hạn như sự xuất hiện của protozoa gây “đóng rong” trên vỏ tôm như Acineta sp., Epistylis sp., nội ký sinh trùng Nematopsis sp. (gregarine), vi khuẩn sạng sợi như Leucothrix mucor.
Nồng độ cao của amoniac và nitrit và kéo dài cũng làm hỏng niêm mạc ruột, gây suy yếu hoạt động của các enzym chitinase và do đó cản trở quá trình lột xác làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm.
Nguồn: Correlation of Nitrite and Ammonia Concentration with Prevalence of Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in Shrimp (Litopenaeus vannamei) on Several Super-intensive Ponds in East Java, Indonesia - Anord Charles Nkuba, Gunanti Mahasri , Nunuk Dyah Retno Lastuti, and Adamu Ayubu Mwendolwa - JIPK. Volume 13 No 1. April 2021 - Sinta 2 (Decree No: 10/E/KPT/2018)
Lược dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- “Bọng nước” trên mang tôm
- Liên quan giữa hội chứng phân trắng và EHP