Liên quan giữa hội chứng phân trắng và EHP

Liên quan giữa hội chứng phân trắng và EHP

Ở những vùng lưu hành EHP, tôm có dấu hiệu lâm sàng của hội chứng phân trắng cho thấy quá trình nhiễm EHP rất lâu dài và rõ ràng trong các ao nuôi thương phẩm.

Ở những nước có bệnh phân trắng trên tôm (WFS), các mầm bệnh khác cũng ảnh hưởng đến gan tụy của tôm bao gồm Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử gan tụy (SHPN - Septic Hepatopancreatic Necrosis).

 

EHP, một ký sinh trùng nội bào sống trong tế bào chất của các tế bào biểu mô ống gan tụy, là một mầm bệnh mới ảnh hưởng chủ yếu đến tôm thẻ chân trắng ở một số nước Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia . Các dấu hiệu lâm sàng chính của tôm nhiễm EHP là chậm phát triển. Ở giai đoạn nặng hơn, tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện mềm vỏ, lờ đờ, giảm ăn và ruột trống.

 

Một số công bố đã cho rằng nguyên nhân của WFS là do các căn nguyên khác nhau, bao gồm Vibriocholera - sinh vật giống gregarine - Bacilloplasma sp.Phascolarctobacterium sp. Người ta cũng đề xuất rằng EHP không phải là tác nhân gây bệnh của WFS. Dựa trên những khác biệt liên quan đến WFS, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu có hệ thống để xác định xem có mối quan hệ tiềm ẩn nào giữa WFS và các tác nhân gây bệnh khác bao gồm EHP hay không.

 

Kết quả

 

Từ nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa hội chứng Phân trắng (WFS) và EHP. EHP kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác (bao gồm SHPN) và các yếu tố không xác định khác có thể gây ra hội chứng Phân trắng.

 

Ở những vùng lưu hành EHP, tôm có dấu hiệu lâm sàng của hội chứng phân trắng cho thấy quá trình nhiễm EHP rất lâu dài và rõ ràng trong các ao nuôi thương phẩm.

 

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org

 

Lược dịch bởi: KS. Châu Ngọc Sơn – VPAS JSC