Vi khuẩn Photobacterium damselae subsp. damselae gây bệnh hoại tử cơ và gan tụy trên tôm chân trắng bố mẹ
Nghiên cứu của các nhà khoa học V. Singaravel, A. Gopalakrishnan, N. K. Dewangan, D. Kannan, N. Shettu và Gary G. Martin được xuất bản ngày 7 tháng 4 năm 2020 trên trang website Springer Link (cơ sở dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới và là nguồn dữ liệu ưu tiên cho các nhà nghiên cứu ở trường đại học, các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu quan trọng khác) chỉ ra vi khuẩn Photobacterium damselae subsp. Damselae là nguyên nhân gây nên bệnh hoại tử cơ và hoại tử gan tụy trên tôm thể chân trắng bố mẹ. Bệnh do vi khuẩn trên cũng có thể gây chết cấp tính tùy cường độ cảm nhiễm và nó đang là mối đe dọa cho các trại sản xuất giống tôm tại Ấn Độ.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm: bơi lội chậm chạp, giảm ăn, cơ bụng trở nên mờ đục, xuất hiện màu trắng nhạt trên diện rộng ở các đốt bụng, gan tụy teo, ruột và dạ dày rỗng. Các dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn này cho thấy cũng tương tự như bệnh hoại tử cơ do virus IMNV, và các bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn như NHP và AHPND (EMS).
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu tiêm vi khuẩn Photobacterium damselae subsp. Damselae vào tôm khỏe mạnh ở mức 107 làm tôm chết cấp tính mà không có dấu hiệu bệnh lý nào đặc trưng. Các mức tiêm thấp hơn 107 cho các tỷ lệ chết khác nhau giữa các lô thử nghiệm với các dấu hiệu bệnh lý như các trại giống mô tả và các kết quả điều tra thực tế của các tác giả.
Nghiên cứu cũng cho biết tỷ lệ chết do bệnh này trong trại giống là 8,5% thấp hơn rất nhiều so với các báo cáo thiệt hại tôm thương phẩm do IMNV (hoại tử cơ do virus), hoại tử gan tụy cấp AHPND (EMS)…có lẽ do môi trường nuôi tôm bố mẹ ít gây stress hơn so với nuôi thương phẩm và vì tác nhân gây bệnh không phải là virus.
Hình (a) là tôm khỏe mạnh trong khi hình (b) cho thấy tôm bị bệnh có màu trắng diện rộng trên các đốt bụng và chân bơi (mũi tên đỏ), hoại tử và biến đỏ (các đầu mũi tên đen).
Biên dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- “Bọng nước” trên mang tôm
- Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác