“Bọng nước” trên mang tôm
Các bọng nước chứa đầy dịch luôn luôn liên quan đến tỷ lệ tử vong. Chất lỏng được thu thập và quan sát dưới kính hiển vi cho thấy số lượng tế bào máu ít hơn và hầu hết đề đã bị hư hỏng, “vi khuẩn di động” được nhìn thấy cho thấy nguyên nhân chính là do vi khuẩn, có thể xem đó là một tình trạng Septicemia - là một dạng bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó. Chất dịch lỏng trong trường hợp này không bị vón cục. Sau đó, dịch nhầy được cấy lên môi trường TCBS. Kết quả là số lượng vi khuẩn phát triển rất cao trên đĩa.
Trong khi đó các “bọng nước” chứa đầy chất nhầy thì không liên quan đến tỷ lệ chết trong bất cứ trường hợp nào. Những “bọng nước” này có liên quan đến quá trình melanin hóa (biến đen) và tổn thương ở vùng bị ảnh hưởng. Quan sát các bọng nước cho thấy có các tế bào bạch huyết. Lấy chất nhầy này cấy lên đĩa thạch TCBS, kết quả là không có khuẩn lạc Vibrio nào phát triển. Loại “bọng nước” này thường biến mất trong lần lột xác tiếp theo.
Hình của Dr. A. Ravi Kumar - Alpha Biologicals
Hầu hết các trường hợp xuất hiện “bọng nước” được quan sát thấy ngay lập tức sau cú sốc do hàm lượng oxy hòa tan thấp và/hoặc do hàm lượng amoniac cao kéo dài. Cả hai trường hợp này đều gây ra áp lực trên mang của tôm.
Theo báo cáo, tỷ lệ thiếu oxy làm giảm đáng kể tổng số lượng tế bào máu ở tôm và tôm bị stress trở nên dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio (Le Moullac et al. 1998). Trong nghiên cứu này, kết quả quan sát cũng cho thấy các “bọng nước” chứa đầy dịch màu xanh tím có số lượng vi khuẩn cao
Sự hình thành “bọng nước” có thể là do áp suất thẩm thấu tại thời điểm phơi nhiễm sự căng thẳng cao độ bởi tình trạng thiếu oxy và amoniac cao. Trong cả hai trường hợp này, tôm cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để chống lại stress và duy trì sự cân bằng thẩm thấu. Khi tôm không thể sử dụng đủ năng lượng để duy trì cân bằng thẩm thấu, nước trong ao sẽ ngấm vào cơ thể tôm gây ra hiện tượng phòng lên bởi các “bọng nước”.
Ở độ mặn 25 ppt, độ thẩm thấu của nước tương tự như điểm đẳng thẩm thấu của huyết thanh tôm thẻ (chất lỏng trong cơ thể). Khả năng xuất hiện các vết phồng rộp nhiều hơn ở nước có độ mặn nhỏ hơn 25 ppt. Ngoài ra, sự nhiễm trùng huyết kết hợp với độ mặn thấp, làm giảm đáng kể số lượng tế bào máu. Vì vậy, nó có thể mang ít oxy hơn và ít năng lượng hơn được tạo ra trong khi nhu cầu của tôm là nhiều hơn.
Một quan sát thú vị khác là có những “bọng nước” nhô ra bên ngoài và một số khác lại nhô vào trong. Bình thường giáp xác được bao phủ bởi bộ giáp cứng nên vết phồng rộp như vậy sẽ lồi vào trong và chỉ có khả năng lồi ra khi chúng hình thành ở giai đoạn sau lột xác, chính là lúc lớp biểu bì rất mềm.
Theo Aquaculture
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác
- Liên quan giữa hội chứng phân trắng và EHP