Biện pháp ngăn chặn EHP trong ao nuôi tôm
Trong hơn 2-3 năm qua, dịch bệnh gây ra bởi vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaie (EHP) là một trong những bệnh gây thiệt hại nhất cho tôm nuôi. EHP được mô tả và báo cáo lần đầu tiên trên tôm sú Penaeus monodon ở Thái Lan vào năm 2009. Tôm nhiễm bệnh thường thể hiện sự chậm tăng trưởng, tôm suy yếu dần và có nguy cơ nhiễm các bệnh thứ cấp khác như ruột trắng, phân trắng rồi chết.
Dưới đây là một vài đề nghị để ngăn chặn sự xảy ra EHP trong ao nuôi của bạn
- Điều quan trọng nhất là phải kiểm tra EHP tôm giống bằng PCR trước khi thả nuôi. Việc này rất cần thiết bởi vì một khi các ao tôm của bạn bị nhiễm bào tử EHP thì chúng sẽ cực kỳ khó tiêu diệt và khả năng tái phát dịch bệnh ở vụ nuôi tiếp theo là rất cao.
- Ao nhiễm bệnh phải được phơi khô ít nhất 1 tháng. Việc này được thực hiện sau khi loại bỏ lớp bùn đất bề mặt và cày xới đất ao kỹ.
- Sử dụng vôi CaO từ 4 đến 6 tấn/ha được chứng minh cho thấy có hiệu quả cao trong việc kiểm soát tái nhiễm EHP. Bón vôi nóng CaO vào lớp trên cùng của đất ao nuôi và làm ẩm đáy ao bằng cách cấp nước vào vài cm. Điều này cho phép CaO được hoạt hóa trong đất, làm tăng pH trên 12 và trung hòa bào tử EHP.
- Sử dụng các chất lắng tụ như Poly Aluminium Chloride (PAC) và Potassium permanganate (PP) trong các bể chứa/bể lắng để làm giảm độ đục và chất hữu cơ trong nước.
- Đảm bảo khử trùng nước đúng cách bằng bột tẩy rửa. Tập trung vào khâu chuẩn bị nước đầy đủ. Khuyến cáo nên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước tốt và các sản phẩm cải thiện sức khỏe từ nhà cung cấp uy tín.
- Quản lý cho ăn là việc quan trọng hàng đầu và tránh việc dư thừa thức ăn. Đáy ao xấu chứa chất thải hữu cơ làm hư chất lượng nước, làm suy yếu tôm nuôi, khiến chúng mẫn cảm với EHP. Máy cho ăn tự động là ý tưởng dành cho tôm thẻ chân trắng. Các ao tôm có sử dụng máy cho ăn tư động cho thấy kết quả tuyệt vời và giúp tránh dư thừa thức ăn.
- Khuyến cáo nên sử dụng thức ăn chất lượng cao và bộ xử lý đường ruột, chế phẩm sinh học một cách thường xuyên ngày từ đầu vụ nuôi để tránh nhiễm trùng đường ruột. Sử dụng tỏi và bột nghệ cũng giúp ích cho nhiều trường hợp.
- Tôm nên có tốc độ tăng trưởng 2g/tuần. Nếu tăng trưởng chậm hơn thì nên thu hoạch và tránh vụ nuôi thất bại.
Điều quan trọng phải biết rằng EHP không gây chết như đốm trắng nhưng nếu không quản lý tốt, nó sẽ làm mất mùa và mất lợi nhuận của bạn một cách từ từ và đều đặn.
Nguồn: Methods to prevent EHP occurrence in ponds, Dr. Manoj M Sharma. Aquaculture Spectrum, Vol 1, Issue 11, Dec,2018.
Lượt dịch bởi: HƯƠNG LÊ - VPAS JSC
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- “Bọng nước” trên mang tôm
- Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác