Bệnh phân trắng (White Feces Disease - WSD)
Hiện nay, những quốc gia nuôi tôm lớn nhất đều tập trung ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Trung Quốc, Thailand, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Khu vực Đông Nam Á chiếm đến 95% sản lượng tôm toàn cầu.
Trong năm vừa qua, bệnh phân trắng (WSD) đã diễn ra tại những trang trại nuôi thâm canh tôm chân trắng mật độ cao, WFD xảy ra hất hết các vùng, khu vực có nuôi tôm chân trắng. Khoảng thời gian từ cuối tháng 2 đến tháng 5, nhiệt độ nước trung bình vào buổi trưa tại tất cả các trang trại nuôi tôm chân trắng vào khoảng 32 – 340C. Nhiệt độ này cao hơn mức bình thường và cao hơn điều kiện nhiệt độ tối ưu của tôm chân trắng (28 – 300C). Tôm là động vật máu lạnh, vì vậy khi nhiệt độ nước tăng cao thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng lên, sau đó là tỷ lệ trao đổi chất của chúng cũng tăng và làm cho chúng ăn nhiều hơn mức bình thường. Ở những ao nuôi cung cấp đầy đủ oxy, khi nhiệt độ nước tăng lên đến 330C vào buổi trưa, thì tôm ăn tăng hơn 30% so với ở điều kiện nhiệt độ nước 300C, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thì không tăng (Limsuwan và cộng sự, 2011). Hoạt động ăn bất thường như vậy dẫn đến việc một lượng lớn thức ăn sẽ dư thừa ở đáy ao nuôi và là nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng sinh khối tảo cũng như vi khuẩn mà hầu hết là là vi khuẩn vibrio. Sau 50 ngày thì tôm nuôi bắt đầu bị phân trắng, sau đó tôm giảm ăn.
NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG THỰC SỰ LÀ GÌ?
Các nhà khoa học tại nhiều học viện khác nhau đã tiến hành nghiên cứu WFD trên tôm trong năm qua. Khảo sát gan tuỵ và đường ruột của tôm bị bệnh, họ phát hiện ra nguyên sinh động vật Gregarine có liên quan đến WSD và một số nhà nghiên cứu khác phát hiện một lượng lớn vi khuẩn tồn tại trong huyết tương, ruột và hệ gan tuỵ của những con tôm bị nhiễm WFD.
Rất nhiều nông dân nghĩ rằng WFD có liên quan đến chất lượng thức ăn. Trung tâm nghiên cứu thương mại thuỷ sản đã tiến hành lấy mẫu tôm bị WFD và thu thập dữ liệu tại những trang trại tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn sinh học. Hầu hết những mẫu tôm bị WFD tại những trang trại này chứa một lượng lớn vi khuẩn vibrio trong huyết tương, các chủng vi khuẩn phát hiện bao gồm V. vulnificus, V.fluvialis, V.parahaemolyticus, V.alginolyticus, V.damseles, V.minicus và V.cholera với tỷ lệ phần trăm theo trình tự là 80%, 44%, 28%, 20%, 18%, 8% và 6%. Chỉ có một lượng nhỏ gregarine được phát hiện và một lượng lớn Microsporidians được phát hiện trong gan tuỵ.
SỰ NGHIÊM TRỌNG CỦA BỆNH PHÂN TRẮNG
Bệnh phân trắng liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh phân trắng xảy ra một cách nhanh chóng và càng nghiêm trọng hơn đối với những trang trại nuôi cho ăn dư thừa. Thông thường hội chứng phân trắng xuất hiện sau 50 – 70 ngày thả nuôi. Người nuôi quan sát thấy dấu hiệu phân trắng sớm khi tôm bắt đầu giảm ăn. Những con tôm bệnh trở nên đen (sậm màu) hơn bình thường. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tuỵ và ruột tôm sẽ có màu trắng.
Sau một thời gian, những con tôm bệnh bị ốp, vỏ mềm, lờ đờ và chết. Thông thường khi tôm bị phân trắng thì người nuôi thường thu hoạch sớm và mất mùa so với mục tiêu dự kiến ban đầu. Hầu hết những con tôm kích thước lớn thường chết trước và những con nhỏ hơn thì vẫn tồn tại nhưng sau đó thì chúng cũng chết dần. Hệ số thức ăn cao hơn mức bình thường và sản lượng thu hoạch thì thấp.
Hiện tại, người nuôi thường cho tôm ăn theo khuyến cáo của của nhà máy sản xuất thức ăn. Lượng cho ăn thông thường ngay ngày đầu thả tôm là 3kg/100.000 con và nhanh chóng tăng lên hàng ngày, cho đến ngày tuổi 30 thì tổng lượng thức ăn cho 100.000 con là 300 kg. Đầu tiên, lượng cho ăn ngày đầu thả nuôi chỉ là 2 kg/100.000 con, sau đó tăng dần lên đến ngày 30 thì tổng lượng thức ăn chỉ là 150 – 160 kg/100.000 con. Khi một lượng lớn thức ăn được cho vào ao sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như tôm nuôi khoẻ mạnh, lớn nhanh và tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, nếu sau tháng nuôi đầu tôm chậm lớn và tỷ lệ sống thấp, trong khi đó một lượng lớn thức ăn vẫn được thêm vào thì nước ao nuôi bắt đầu chuyển dần sang màu tối hơn và không lâu sau đó thì phân trắng bắt đầu xuất hiện. Điều này càng diễn ra nhanh hơn trong những ngày có thời tiết biến đổi liên tục.
NGĂN NGỪA HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG
1. Ao nuôi cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hoá chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
2. Không cho tôm ăn dư thừa. Lượng thức ăn ngày đầu tiên thả giống chỉ nên vào khoảng 2 kg/100.000 con và sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn không được vượt quá 200 kg/100.000 con.
3. Nên duy trì hệ thống quạt nước sau cho hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất là 3.5 – 4 ppm trước lúc bình minh.
LÀM GÌ KHI TÔM BỊ PHÂN TRẮNG
Mặc dù người nuôi tuân thủ tuyệt đối việc thực hành quản lý ao nuôi và quản lý cho ăn tốt nhưng sự thay đổi thường xuyên của thời tiết và nhiệt độ tăng cao trong những năm gần đây là nguyên nhân làm cho tôm bất ngờ ăn nhiều hơn hoặc ít hơn kỳ vọng và cũng làm cho tôm nuôi trở nên dễ mắc bệnh hơn. Người nuôi cần phải quan sát cẩn thận nước ao nuôi, đặc biệt là sàng ăn và khu vực dưới gió để xem tôm có dấu hiệu bị phân trắng hay không.
Nếu phát hiện tôm bị phân trắng, người nuôi cần ngưng cho ăn tức thời, mở hết quạt nước với tốc độ cao nhất nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân huỷ chất thải trong ao nuôi. Sau khi ngừng cho ăn khoảng 01 ngày thì chất lượng nước sẽ được cải thiện đáng kể, màu nước trở nên sáng hơn và phân trắng giảm rõ rệt hoặc đôi khi phân trắng hết hoàn toàn. Sau đó, người nuôi nên tiến hành cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn. Thông thường, phương pháp này có thể giúp cho người nuôi tiếp tục duy trì vụ nuôi cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm. Tuy nhiên, nếu như người nuôi phạm phải sai lầm là cho tôm ăn nhiều ngay khi mới thả nuôi (khoảng 3 – 4 kg/100.000 con) với hy vọng là tôm sẽ lớn nhanh hơn thì khi bị phân trắng, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, khó xử lý một cách nhanh chóng và có thể phải thu hoạch sớm để cắt lỗ.
Bài viết của: GSTS Chalor Limsuwan - Trung tâm nghiên cứu thương mại thuỷ sản (ABRC), Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại học Kasetsart – Thailand.
Lược dịch bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - VPAS JSC
- Mọi điều cần biết về EHP – Phần 1: Tổng quan về EHP
- Vibrio parahaemolyticus GÂY CHẾT TÔM Ở GIAI ĐOẠN HẬU ẤU TRÙNG THÔNG QUA VIỆC THU ĐƯỢC CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC MỚI
- Động lực lây truyền của virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
- Các chủng Bacillus khác nhau được phân lập từ tôm sống sót sau AHPND có thể làm giảm tỷ lệ tử vong như thế nào?
- Nghiên cứu cho thấy tôm có thể đánh bại bệnh đốm trắng bằng cách di chuyển đến vùng nước ấm hơn.
- Mầm bệnh virus đốm trắng xâm nhập vào tôm qua cơ quan bài tiết nephrocomplex
- “Bọng nước” trên mang tôm
- Liên quan giữa nitrit và amoniac với tỷ lệ EHP trên tôm chân trắng và các vấn đề khác