Virus Ánh Kim gây thiệt hại cho người nuôi tôm tại Trung Quốc

Virus Ánh Kim gây thiệt hại cho người nuôi tôm tại Trung Quốc

Người nuôi tôm Trung Quốc kinh hoàng vì virus gây chết tôm đang đe dọa phá hủy ngành thủy sản sinh lợi tại nước này. Virus có tên là Decapod virus ánh kim 1 (Decapod iridescent virus 1)

Người nuôi tôm Trung Quốc kinh hoàng vì virus gây chết tôm đang đe dọa phá hủy ngành thủy sản sinh lợi tại nước này. Virus có tên là Decapod virus ánh kim 1 (Decapod iridescent virus 1) hiện đã lây nhiễm khoảng một phần tư trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong province), thủ phủ nuôi tôm tại Trung Quốc. Virus không lây nhiễm cho con người nhưng có thể giết chết tôm chỉ trong vài ngày.

 

 

Người nuôi tôm tại Trung Quốc đang trải qua ​​nỗi kinh hoàng ngày càng tăng khi một loại virus bí ẩn tàn phá các trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh miền nam Quảng Đông, làm giảm sản lượng thủy sản nuôi phổ biến này và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.

 

Virus này, được biết đến với cái tên Decapod ánh kim 1, viết tắt là Div1, được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2014, giờ đang xuất hiện trở lại vào mùa xuân năm ngoái và một lần nữa vào tháng 2 năm nay, ảnh hưởng đến khoảng một phần tư diện tích sản xuất tôm.

 

Sự lây lan của dịch bệnh đã khiến ngành tôm ở Quảng Đông băn khoăn liệu họ có đang phải đối mặt với cái chết hàng loạt với quy mô tương tự như cuộc khủng hoảng sốt lợn ở châu Phi, đã xóa sổ tới 60% đàn lợn tại Trung Quốc?

 

Wu Jinhong, một người nuôi tôm ở thị trấn Da’ao, thành phố Jiangmen cho biết, tỷ lệ lây nhiễm và mức độ gây chết của virus rất đáng sợ.

 

Người nuôi tại Quảng Đông cho biết tôm chết toàn bộ chỉ sau hai, ba ngày kể từ khi phát hiện bị nhiễm virus này. Các dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên thường thấy là tôm bắt đầu chuyển sang màu đỏ, sau đó vỏ của chúng mềm ra rồi tôm chìm xuống đáy ao.

 

Theo ông Zhong Qiang, một người nuôi tôm khác ở thành phố Chu Hải (Zhuhai city), virus này không lây nhiễm tất cả các giai đoạn tuổi của tôm. Cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm càng xanh đều bị nhiễm loại virus này. Một khi một ao bị nhiễm virus, nông dân của chúng tôi gần như không thể làm gì vì các ao xung quanh sẽ bị nhiễm bệnh vài ngày sau đó, ông nói.

 

 

Các nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc (Chinese Academy of Fishery Sciences) lần đầu tiên xác định loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang province) vào tháng 12/2014. Vào lúc đó, Div1 ít được chú ý tới, mặc dù có những lo ngại trong ngành rằng nó có thể lan rộng khắp đất nước.

 

Vào năm 2018, virus đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm và cơ sở sản xuất giống ở 11 tỉnh, Qiu Liang, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu thủy sản biển Hoàng Hải (Yellow Sea Fisheries Research Institute) cho biết.

 

Đợt dịch nghiêm trọng nhất đã tấn công các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên khắp Châu thổ sông Châu Giang vào năm ngoái (Pearl River Delta). Tại thị trấn Da’ao, hai phần ba số ao bị nhiễm virus này vào mùa xuân năm 2019 và người nuôi phải thảo bỏ ngay lập tức. Da’ao là thị trấn có 20.000 người – chiếm gần một nửa cư dân địa phương - làm việc trong các trang trại nuôi tôm.

 

Dịch bệnh giảm bớt vào những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn, nhưng đã trở lại một lần nữa vào tháng Hai năm 2020. Nhiều người nuôi nhận thấy dịch bệnh sẽ bị ngăn chặn ở nhiệt độ 30 độ C.

 

Dai Jinzhi cho biết loại virus này gây thiệt hại và khiếp sợ cho người nuôi tôm cũng như dịch cúm gia cầm (Avian flu) hoặc dịch tả lợn Châu Phi (African swine fever). Khi tôm nhiễm virus và phải xã bỏ, Dai Jinzhi chỉ thu được 200 kg trên tổng số 3.700 kg tôm đang có trong ao và thiệt hại khoảng 14.000 USD. Ông nói: chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì ngoài việc thu hoạch sớm và bán chúng với giá rẻ mạt (dirt cheap prices) rồi để khô ao trong 2 tháng. Những người nuôi nóng lòng nuôi lại ngay trên ao đã bệnh đều tiếp tục thất bại ngay sau đó.

 

Theo các chuyên gia, nguồn gốc của virus và cách lan truyền bệnh của nó vẫn chưa rõ ràng, Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nông dân nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao của họ - tương tự như cách người chăn nuôi lợn cấm mọi người đến gần trang trại của họ khi bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

 

Trong khi các bệnh nhiễm trùng mới được cho là xảy ra chủ yếu do nguồn nước và môi trường địa phương, thì Qiu cho biết có khả năng nó có thể được mang đến trang trại bởi con người.

 

Tuy nhiên, các nhà khoa học thừa nhận họ biết rất ít về virus. Ông Huang Jie cho biết, ngoài Trung Quốc, virus cũng đã xuất hiện ở vùng biển Đông Nam Á. Huang Jie là tổng giám đốc Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương (The Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific - NACA).

 

Ông nói thêm cần phải chú ý nhiều hơn đến nó vì mối đe dọa mà nó gây ra cho nghề nuôi tôm ở Trung Quốc. Một dịch bệnh trên diện rộng có thể xảy ra nếu không có sự quan tâm đúng mức trong ngành và trong các bộ phận [chính phủ] có liên quan. Rất khó để tính toán chính xác những tổn thất do virus gây ra vì không có dữ liệu chính thức. Thông thường, một ao nuôi tôm có thể nuôi khoảng bốn vụ mỗi năm, vì vậy nếu một ao bị nhiễm virut, điều đó có nghĩa là sản lượng hàng năm của ao sẽ giảm ít nhất một phần tư. Khi mức sống tăng lên ở Trung Quốc, nhu cầu về tôm, tôm hùm và tôm càng tăng trong những năm gần đây, nhưng sản lượng trong nước của một số loài giáp xác đã bị ảnh hưởng bởi Div1. Ví dụ, dịch bệnh này đã góp phần làm giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng xuống còn 1,2 triệu tấn so với 1,5 triệu tấn trong năm 2013, Niên giám thống kê thủy sản Trung Quốc năm 2019 cho biết (China Fishery Statistical Yearbook).

 

Nguồn: South China Morning Post – He Huifeng, xuất bản 7h30 pm ngày 12.4.2020 - China’s shrimp farmers ‘terrified’ as deadly virus threatens to destroy lucrative seafood industry.

 

Dịch bởi: Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC