Tối ưu hóa sản xuất thủy sản kết hợp nông nghiệp

Tối ưu hóa sản xuất thủy sản kết hợp nông nghiệp

Nuôi cá hồi trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) sản xuất một lượng lớn thực phẩm và sử dụng lượng nước nhỏ. Nhưng phương pháp này cũng được sử dụng để nuôi trồng thực vật dưới nước, và với kết quả ban đầu cho thấy tiềm năng phát triển trong các hệ thống sản xuất cá.

Tối ưu hóa năng suất cá hồi và rau diếp

 

 

Columbi Salmon là một công ty khởi nghiệp ở Na Uy với mong muốn “phát triển công ty nuôi cá hồi bền vững hàng đầu Châu Âu”. Công ty con của nó, Columbi Farms, đang làm việc với Viện Nghiên cứu Kinh tế Sinh học Na Uy (NIBIO), công ty tư vấn Na Uy Morefish và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Biomar để trồng rau diếp bằng cách sử dụng chất thải từ trang trại nuôi cá hồi.

 

Rau diếp là loại cây trồng dưới nước được lựa chọn vì khả năng tiêu thụ CO2 cao và năng suất của nó củng hết sức tốt. Về hình thức thì nó giống như kiểu aquaponics (trồng cây bằng phương pháp thủy canh) truyền thống, nhưng Columbi Salmon và công ty con của nó tái sử dụng chất dinh dưỡng và nước từ hệ thống này sang hệ thống khác nhằm mục đích tối ưu năng suất cả cá nuôi và thực vật.

 

Båtnes Birkeland, giám đốc dự án tại Columbi Farms cho biết: “Hệ thống này có khả năng phục hồi và các thông số chất lượng nước đều rất tuyệt vời. Cả cây trồng và cá đều có sức khỏe tốt và năng suất cao. Chúng tôi ước tính rằng cứ mỗi kg thức ăn, chúng tôi có thể tạo ra một kg cá hồi và 9 kg rau diếp”.

 

Columbi Salmon hiện đang thiết lập một cơ sở nuôi cá hồi trên đất liền ở Oostende, Bỉ và đang hướng tới việc mở các cơ sở sản xuất trên khắp châu Âu. Mục tiêu là sản xuất khoảng 15.000 tấn cá hồi và lên đến 4.000 tấn thực vật vào năm 2026.

 

Trồng thực vật dưới nước

 

Ở một khía cạnh khác, cũng có những mô hình trồng cây dưới nước hoàn toàn, nhằm giúp giảm áp lực canh tác trên cạn cũng như các áp lực trong các hoạt động nông nghiệp.

 

Nằm ngoài khơi bờ biển Noli, Ý là Vườn Nemo - nơi trồng loại cây trên cạn dưới nước đầu tiên. Được thành lập bởi công ty lặn OCEANREEF vào năm 2012, dự án này bao gồm sáu vỏ nhựa trong suốt chứa đầy không khí (còn gọi là quả cầu sinh học), được neo vào đáy biển bằng dây thừng, dây xích. Mỗi “sinh quyển” này có đường kính 2 mét, chứa đầy 2.000 lít không khí và neo ở cao từ 20 đến 35 feet so với đáy biển.

 

 

Các “sinh quyển” này có hệ thống giám sát 24/7: Mỗi sinh quyển đều được trang bị công nghệ thủy canh và các cảm biến đo nồng độ CO2, oxy, độ ẩm, nhiệt độ và độ chiếu sáng. Ở bờ có một tháp điều khiển giám sát dự án và giữ liên lạc với những thợ lặn. Đến nay, Nemo’s Garden đã cung cấp các loại rau húng quế, xạ hương, rau kinh giới, bạc hà, rau mùi, rau thơm, cà chua, đậu xanh, đậu Hà Lan, dâu tây, nha đam, rau diếp …

 

Giunto làm việc cho OCEANREEF cho biết hệ thống này gần như hoàn toàn tự bền vững. Không có sâu bệnh hoặc bào tử bệnh tật nào có thể xâm nhập vào hệ thống và chúng cũng tiết kiệm nước: Nước ngưng tụ bên trong “quả cầu sinh học” và không có muối, từ đó cung cấp nước ngọt cho cây trồng. Trong khi đó, đại dương xung quanh hoạt động như một lưu vực năng lượng nhiệt tự nhiên, tạo ra nhiệt độ gần như không đổi cho sự phát triển của thực vật.

 

Xem thêm các video về mô hình này bên dưới:

 

 

 

Theo https://www.globalseafood.org