Quản lý tốt tảo trong ao nuôi có thể giúp giảm Vibrio

Quản lý tốt tảo trong ao nuôi có thể giúp giảm Vibrio

Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc quản lý tốt và cân bằng mức độ tảo trong ao nuôi tôm có thể ngăn chặn sự phát triển của Vibrio, bao gồm cả Vibrio parahaemolyticus – nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) đã là một mối đe dọa nghiêm trọng kể từ khi bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và sau đó đã lan sang một số nước Đông Nam Á - như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.

 

Có nhiều biện pháp đã được đề ra và thực hiện để chống lại các bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính như thẻ tôm giống sạch bệnh, chuẩn bị nước nuôi sạch và duy trì nó suốt vụ... Gần đây, các chuyên gia tại Indonesia đã đề xuất biện pháp quản lý tảo thật tốt ngoài các biện pháp ở trên, cũng giúp tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh.

 

Theo Heny Budi Utari, sự hiện diện của tảo trong ao nuôi tôm bên cạnh việc cung cấp oxy cho ao nó còn cung cấp bóng mát trong nước giúp tôm con thoải mái và khỏe mạnh. Do đó, theo Utari, ao nuôi cần phải được chuẩn bị tảo tốt trước khi thả tôm.

 

Cái khó nhất là làm sao để duy trì số lượng và thành phần loài tảo tối ưu trong ao tôm. Sự nở hoa hoặc số lượng tảo giảm mạnh (tảo tàn đột ngột) có thể làm cho môi trường nước xấu đi nhanh chóng vì các chỉ số thủy lý hóa dao động mạnh và qua đó có thể làm cho vi khuẩn Vibrio tăng nhanh. Nó cũng có thể gây căng thẳng cho tôm và khiến vi khuẩn Vibrio dễ dàng lây nhiễm, tấn công hệ tiêu hóa của chúng.

 

Quan sát cho thấy tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrios cũng có thể sống sót cho đến khi thu hoạch, miễn là vấn đề được xử lý nhanh chóng. Trong tình huống này, theo Utari, người nuôi có thể đảm bảo chất lượng nước ổn định bằng cách bổ sung nước mới, loại bỏ nước cũ, làm sạch đáy ao…vấn đề là cần đảm bảo nguồn nước cấp đã sẵn sàng với chất lượng tảo tốt.

 

Cần giảm cho ăn để giảm thiểu chất thải hữu cơ từ thức ăn và phân kết hợp bổ sung các chế phẩm sinh học như BacillusLactobacillus và các sản phẩm miễn dịch khác để cải thiện sức khỏe của tôm. Sau đó, người nuôi cần tạo sự cân bằng mới của thực vật phù du bằng một số biện pháp xử lý, chẳng hạn như bổ sung CaCO3 hoặc CaMg (CO3)2, và vi khuẩn nitrat hóa để tạo điều kiện cho tảo phát triển lại. Theo Utari sự cân bằng của tảo sẽ trở lại sau 3-7 ngày và tôm sẽ dần phục hồi trở lại.

 

Nghiên cứu cho thấy rằng các ao có khối lượng thực vật phù du lớn hơn luôn có năng suất cao hơn các ao có khối lượng tảo thấp hơn. Trong nghiên cứu đó, mật độ thực vật phù du lên đến 220.000 tế bào/ml vẫn cho thấy tác động tích cực. Trong thực tế, thực vật phù du thường dao động từ 500.000 đến 1 triệu tế bào/ml. Thành phần loài thực vật phù du càng đa dạng thì càng hạn chế sự phát triển của Vibrios.

 

Trong một hội thảo trên web gần đây được thực hiện bởi Diễn đàn Tôm Indonesia (Forum Udang Indonesia/FUI), một nông dân nuôi tôm kỳ cựu, Hardi Pitoyo, cũng đã nói về tầm quan trọng của sự cân bằng của thực vật phù du. Ông cho rằng tảo khuê có hàm lượng protein tốt, nhưng quá dễ chết, vì vậy nên bổ sung thêm tảo lam nhưng vấn đề là không nên để tảo lam chiếm ưu thế, vì nó có thể gây độc cho tôm. Ngoài ra, Pitoyo cho biết  tảo lam phát triển mạnh là một chỉ dấu cho sự sat sút của chất lượng môi trường nuôi. Nhưng nếu duy trì lượng tảo lam cân bằng và thích hợp, nó sẽ cho thấy bạn đang có một môi trường nuôi ổn định.

 

Theo https://thefishsite.com