Vì sao Ấn Độ trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới?

Vì sao Ấn Độ trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới?

Nghề nuôi tôm hiện đại bắt đầu ở Ấn Độ vào cuối những năm 1980, do nhu cầu tôm trên toàn cầu ngày càng tăng, chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản và một số tổ chức doanh nghiệp cung cấp vốn để xây dựng trại giống, trang trại nuôi và nhà máy chế biến. Ngành tôm Ấn Độ lúc này chủ yếu dựa trên tôm sú (Penaeus monodon) và ở mức độ thấp hơn là tôm thẻ chân trắng Ấn Độ (Fenneropenaeus indicus).

Nghề nuôi tôm hiện đại bắt đầu ở Ấn Độ vào cuối những năm 1980, do nhu cầu tôm trên toàn cầu ngày càng tăng, chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản và một số tổ chức doanh nghiệp cung cấp vốn để xây dựng trại giống, trang trại nuôi và nhà máy chế biến. Ngành tôm Ấn Độ lúc này  chủ yếu dựa trên tôm sú (Penaeus monodon) và ở mức độ thấp hơn là tôm thẻ chân trắng Ấn Độ (Fenneropenaeus indicus).

 

 

Người nuôi tôm Ấn Độ rất quan tâm đến việc sản xuất tôm lớn để cải thiện, gia tăng lợi nhuận. Ảnh của Manoj Sharma, Mayank Aquaculture.

 

Sự phát triển của ngành này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vài năm sau đó khi virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) lan đến bờ biển của Ấn Độ. Tòa án tối cao của Ấn Độ, theo lời kêu gọi của các nhà hoạt động môi trường đã hạn chế nuôi tôm ở vùng biển ven biển. Quốc hội Ấn Độ sau đó đã có một số hành động để khởi động lại nghề nuôi tôm và giai đoạn tăng trưởng sau này được đánh dấu bằng sự phát triển của các trại giống và trang trại độc lập có quy mô dưới 5 héc ta do nhiều nông dân nhỏ sở hữu hoặc cho thuê. Loài được nuôi nhiều vẫn là tôm sú nhưng cũng có sản lượng đáng kể là tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

 

Trong khi sản lượng tiếp tục tăng vào giữa những năm 2000, thì sự đình trệ đã đạt đến vào nửa sau của thập kỷ do các vấn đề về dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng chậm lại và sự khác biệt về kích cỡ (trong ao nuôi). Đối với tôm bố mẹ, dựa vào tôm sú đánh bắt tự nhiên, điều đó có nghĩa là việc loại trừ mầm bệnh là vô cùng khó khăn và việc nhân giống để đạt hiệu quả là không thể. Ghi nhận kinh nghiệm của các nhà sản xuất lớn khác ở châu Á, Ấn Độ đã quyết định đưa vào nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) sạch bệnh (SPF) vào năm 2008. Ấn Độ đã du nhập loài này một cách thận trọng bằng cách cho phép một số đơn vị được chọn tiến hành nhập khẩu thử nghiệm và thực hiện nuôi thử nghiệm, trong đó các quy tắc cho việc nhập khẩu tiếp tục được qui định chặt chẽ để thực hiện một cách nghiêm túc.

 

Cho đến nay, tôm bố mẹ L. vannamei chỉ có thể được nhập khẩu từ các nguồn đã được phê duyệt và được kiểm dịch tại một cơ sở do chính phủ điều hành khi nhập cảnh vào nước này. Hiện nay, việc phát triển các trung tâm nhân giống tôm bố mẹ đang được cho phép và chính phủ đã bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách cho phép các tổ chức có thể hoàn thành vòng đời của L. vannamei ở Ấn Độ trong một cơ sở khép kín và an toàn sinh học cao và sản xuất tôm bố mẹ tại địa phương.

 

 

Ngành công nghiệp này vẫn phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu tôm bố mẹ L. vannamei. Ảnh của Ravi Kumar Yellanki, Vaisakhi Biomarine Hatchery.

 

2010-2019: Một thập kỷ tăng trưởng

 

Tăng trưởng nuôi tôm của Ấn Độ sau khi du nhập tôm chân trắng sạch bệnh là một hiện tượng (Hình 1). Các trang trại trước đây nuôi tôm sú đã tăng năng suất do mật độ thả nuôi cao hơn, tỷ lệ dịch bệnh thấp hơn và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi tương đương với tôm sú đến 20 gam hoặc thậm chí cao hơn. Nông dân nhanh chóng chuyển sang tôm thẻ chân trắng và ngày nay hơn 90% sản lượng tôm của Ấn Độ là dành cho loài này.

 

 

Sự phát triển của sản xuất tôm nuôi ở Ấn Độ, 2010-2020 (ước tính), với các sự kiện quan trọng được ghi nhận.

 

Ấn Độ đã không bị bệnh hội chứng gan tụy cấp (EMS hoặc AHPND), loại bệnh đã tàn phá nhiều nhà sản xuất tôm châu Á và Mexico; Ngược lại, các nhà sản xuất Ấn Độ đã đạt được mức tăng đáng kể trong nuôi tôm từ ​​năm 2013 đến năm 2016. Các khoản đầu tư đã được đổ vào các trại sản xuất giống, nhà máy thức ăn và nhà máy chế biến mới để hỗ trợ và mở rộng diện tích nuôi.

 

 

Diện tích nuôi tôm của Ấn Độ là khoảng 160.000 ha. Sản lượng tôm nuôi cao nhất trong một năm là 805.000 tấn vào năm 2019. Ảnh của Anil Ghanekar, Ecosecure Systems.

 

Bang Andhra Pradesh ven biển phía đông nam là cái nôi của nghề nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ. Tài nguyên đất và nước cùng những nông dân khởi nghiệp đã đưa bang này trở thành vị trí số 1 về sản xuất cá nước ngọt và nuôi tôm biển trong ba thập kỷ qua. Trong khi tôm sú được sản xuất ở vùng nước có độ mặn thấp ở một số huyện của Andhra Pradesh, thì việc mở rộng sản xuất tôm ở các huyện này trong thập kỷ qua bằng cách xây dựng các ao mới hoặc sử dụng các ao trước đây nuôi cá để phát triển nuôi tôm. Việc nuôi tôm cũng được mở rộng ở các bang khác, đặc biệt là ở các bang Odisha và Tây Bengal nằm ở phía bắc Andhra Pradesh trên bờ biển phía đông và ở bang Gujarat, tây bắc.

 

 

Có 38 nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Ấn Độ có thể sản xuất thức ăn cho tôm, với công suất sản xuất được thiết lập là 3,5 triệu tấn. Năm 2019, sản lượng thức ăn cho tôm bán ra ước tính đạt 1,3 triệu tấn. Ảnh của Growel Feeds.

 

COVID-19 ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm

 

Vào cuối tháng 3 năm 2020, Ấn Độ đã phải đóng cửa để ngăn chặn đại dịch coronavirus. Nhiều nông dân hoảng sợ và thu hoạch tôm của họ trong khi các nhà máy chế biến tôm - đối mặt với việc hủy và hoãn đơn đặt hàng, có thể đóng cửa nhà máy và công nhân nhập cư trở về nhà của họ - gặp nhiều thách thức trong việc tiếp nhận tôm thu hoạch.

 

Kết quả là giá tôm lao dốc. Việc hủy bỏ các chuyến bay quốc tế có nghĩa là tôm bố mẹ SPF không thể được mang đến Ấn Độ trong suốt tháng Tư. Trong khi nhiều thách thức cuối cùng đã được giải quyết, một vấn đề đang gây ảnh hưởng kéo dài là tình trạng thiếu công nhân. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực này dự đoán rằng sản lượng tôm của Ấn Độ sẽ giảm khoảng 20%, xuống còn 620.000 tấn (tấn) vào năm 2020.

 

 

Ngành công nghiệp nuôi tôm Ấn Độ có năng lực sản xuất 120 tỷ con tôm giống (PLs) mỗi năm, từ khoảng 550 đến 600 trại giống. Ấn Độ sản xuất 7 tỷ con tôm giống vào năm 2019. Ảnh của Manoj Sharma, Mayank Aquaculture

 

Những thách thức đối với ngành tôm của Ấn Độ


Về nguồn cung, dịch bệnh tiếp tục là thách thức chính đối với năng suất và lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Ấn Độ. Trong khi WSSV (bệnh đốm trắng) thường xuyên xảy ra, nhiều nông dân cảm thấy rằng nó có thể được quản lý và họ không cảm thấy bị đe dọa bởi bệnh này như trước đây. Ngược lại, sự xuất hiện của các bệnh mới như Bệnh phân trắng và Hội chứng chết liên tục (RMS) còn đáng sợ hơn vì tác nhân gây bệnh của chúng vẫn chưa được xác định. Sự hiện diện của ký sinh trùng đường ruột siêu nhỏ Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), dẫn đến sự tăng trưởng chậm và tôm lòi xòi cũng không được xác định rõ ràng.

 

Một trong những cách ứng phó của cộng đồng nuôi tôm đối với những dịch bệnh mới này là triển khai ương tôm trong các bể diện tích nhỏ trước khi thả ra ao nuôi thịt, nơi có thể thả tôm post (PLs) với mật độ cao và nuôi với kích cỡ khoảng 0,5 đến 1 gam mỗi con rồi chuyển sang ao nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh lây nhiễm sang tôm ương và lây lan sang trại nuôi. Do đó, thực hành an toàn sinh học là cần thiết để các mô hình ương thực hiện được mục đích triển khai của họ.

 

 

Ương tôm được sử dụng như một giai đoạn nuôi thương phẩm trung gian giữa trại giống và các trang trại, ương tôm giống lên 0,5 đến 1 gam mỗi con. Ảnh của Anil Ghanekar, Ecosecure Systems.

 

Về nhu cầu, đa dạng hóa thị trường là một trong những yêu cầu cao. Gần một nửa lượng tôm của Ấn Độ được xuất sang Hoa Kỳ và khoảng 1/4 đến Trung Quốc trong năm 2019. Để giảm sự phụ thuộc quá mức vào hai thị trường này, Ấn Độ cần tăng thị phần của mình ở các thị trường khác, đặc biệt là Liên minh châu Âu và Nhật Bản, mỗi thị trường chiếm gần một phần ba xuất khẩu của Ấn Độ trong khoảng thời gian xuất tôm sú P. monodon.

 

Thông qua chiến dịch rộng rãi và giám sát nghiêm ngặt, sự hiện diện của dư lượng kháng sinh đã giảm đáng kể trong nguồn cung tôm của Ấn Độ, thúc đẩy sự hấp dẫn của nó đối với thị trường toàn cầu. Thị trường tiêu thụ tôm nội địa của Ấn Độ vẫn nhỏ, dưới 50.000 tấn mỗi năm; kích thích thị trường này có thể dẫn đến tăng đáng kể tiêu thụ. Tầng lớp trung lưu thành thị đang gia tăng, dân số trẻ đông đảo, sự tiện lợi của việc chế biến món tôm và lợi ích sức khỏe của hải sản đang được tận dụng để tạo ra một thị trường nội địa có giá trị cao cho tôm ở Ấn Độ.

 

 

Ấn Độ đã xuất khẩu 652.253 tấn tôm trong năm 2019, với giá trị 4,89 tỷ USD. Xuất khẩu đã tăng 430% về khối lượng trong thập kỷ qua. Các thị trường chính bao gồm Mỹ (46,7%), Trung Quốc (23,8%), Liên minh Châu Âu (12,1%) và Nhật Bản (6,4%). Ảnh của Manoj Sharma, Mayank Aquaculture.

 

Triển vọng tương lai cho người nuôi tôm Ấn Độ

 

Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp tôm giá trị gia tăng cạnh tranh cho thế giới do chi phí lao động thấp và quy mô nền kinh tế mà nước này đã đạt được khi trở thành một trong những nhà sản xuất tôm nuôi lớn nhất toàn cầu. Năng lực thiết lập của các trại giống, nhà máy thức ăn và nhà máy chế biến sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng ngành này trong tương lai.

 

So với các nhà cung cấp tôm lớn ở châu Á, Ấn Độ phần lớn vẫn là nước nuôi tôm mật độ thấp, với tiêu chuẩn khoảng 40 con tôm/mét vuông được thực hiện rộng rãi. Do đó, đất nước này có thể sản xuất tôm kích cỡ lớn. Nông dân Ấn Độ rất quan tâm đến việc sản xuất tôm lớn hơn, đặc biệt là tôm sú, để cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, việc phát triển đến kích thước lớn hơn với khả năng sống tốt đã trở thành nhiệm vụ nặng nề và khó khăn, cần sự quan tâm của các nhà sản xuất tôm bố mẹ cũng như các nhà quản lý trang trại. Ở các bang phía bắc như Gujarat - nơi các yếu tố khí hậu hạn chế nuôi tôm chủ yếu một vụ trong năm - nuôi tôm sú được coi là một lựa chọn khả thi.

 

 

Sản xuất tôm sú P. monodon lớn được coi là một cơ hội đáng kể, đặc biệt là ở các bang phía bắc như Gujarat. Ảnh của Darryl Jory.


Chính phủ gần đây đã phê duyệt việc nhập khẩu tôm sú sạch bệnh vào Ấn Độ và tôm sú sau thời kỳ phục hồi đã có mặt trên thị trường. Tương lai của Ấn Độ, sản xuất tôm sẽ phụ thuộc vào việc duy trì khả năng cạnh tranh của mình về giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và áp dụng công nghệ sản xuất có thể kiểm soát dịch bệnh cũng như các hỗ trợ để tăng cường ngành công nghiệp.

 

Nguồn: A. Victor Suresh, PH.D. https://www.aquaculturealliance.org/

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC

Modern shrimp farming commenced in India in the late 1980s, driven by a growing global appetite for shrimp, government policies to promote seafood exports and several corporate entities providing capital to build hatcheries, farms and processing plants. It was based predominantly on the black tiger shrimp (Penaeus monodon) and to a lesser degree the Indian white shrimp (Fenneropenaeus indicus).

Indian shrimp farmers are highly interested in the production of large shrimp for improved profitability. Photo by Manoj Sharma, Mayank Aquaculture.

The growth of the sector was severely impacted a few years later when the White Spot Syndrome Virus (WSSV) arrived on India’s shores and the Supreme Court of India, heeding the pleas of environmental activists, restricted shrimp farming in coastal waters. It took an act of the Indian Parliament to restart shrimp aquaculture and the phase of growth that followed was marked by the development of independent hatcheries and farms of less than five hectares owned or leased by numerous small farmers. The species of interest continued to be the black tiger shrimp but there was also a significant production of the freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii).

While volumes continued to rise through the mid-2000s, a stagnation was reached in the latter half of the decade due to disease problems, slowed animal growth and size variability. For broodstock, the sector relied on wild-caught black tiger shrimp, which meant that exclusion of pathogens was extremely challenging and breeding for performance was simply impossible. Taking note of the experience of other major Asian producers, India decided to introduce Specific Pathogen Free (SPF) Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) in 2008. The country introduced the species cautiously by allowing a few selected entities to conduct an experimental import and perform trials, on which rules for further imports were framed and implemented.

To date, L. vannamei broodstock can only be imported from approved sources and quarantined in a government-run facility upon entry into the country. Development of broodstock multiplication centers is being allowed now and the government has expressed its interest to allow entities that can complete the lifecycle of L. vannamei within India in a fully contained and highly biosecure facility and produce broodstock locally.

The industry still depends significantly on imports of L. vannamei broodstock. Photo by Ravi Kumar Yellanki, Vaisakhi Biomarine Hatchery.

2010-2019: A decade of growth

India’s shrimp farming growth after the introduction of SPF L. vannamei has been phenomenal (Fig. 1). Farms previously culturing the black tiger shrimp experienced a boost in productivity due to higher stocking densities, lower incidence of diseases and animal growth rates that were comparable to those of black tiger shrimp up to 20 grams or even beyond. Farmers switched to SPF L. vannamei swiftly and today more than 90 percent of Indian shrimp production is for this species.

Evolution of farmed shrimp production in India, 2010-2020 (est.), with significant events noted.

India was spared of the Early Mortality Syndrome (EMS) disease – also known as Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease, or AHPND – that devastated many Asian producers and Mexico; Indian producers conversely saw significant gains in production from 2013 to 2016. Investments were made in new hatcheries, feed mills and processing plants to support the expansion of farming areas.

India’s shrimp farming area is around 160,000 hectares. The highest farmed shrimp production in a year was 805,000 MT in 2019. Photo by Anil Ghanekar, Ecosecure Systems.

The southeastern coastal state of Andhra Pradesh has been the anchor of aquaculture in India. Its land and water resources and entrepreneurial farmers have made it No. 1 in farmed freshwater fish and marine shrimp production over the last three decades. While black tiger shrimp have been produced in low-salinity waters in some of the districts of Andhra Pradesh, vast expansion of shrimp production occurred in these districts in the last decade by way of constructing new ponds or using ponds previously used for fish farming. Shrimp farming also expanded in other states, notably in the states of Odisha and West Bengal that are north of Andhra Pradesh on the east coast, and in the northwestern state of Gujarat.

There are 38 feed mills in India that can manufacture shrimp feeds, with an established production capacity of 3.5 million MT. In 2019, the volume of shrimp feed sales was estimated at 1.3 million MT. Photo by Growel Feeds.

COVID-19 effect on shrimp production

India went into a lockdown in late March 2020 to contain the coronavirus pandemic. Many farmers panicked and harvested their shrimp while shrimp processing plants – facing cancellation and postponement of purchase orders, possible shutdown of the factories and migrant workers returning to their homes – had challenges in receiving the harvested shrimp.

As a result, shrimp prices crashed. Cancellation of international flights meant that SPF broodstock could not be brought in throughout April. While many of the challenges were eventually resolved, one issue that is having a lingering effect is the shortage of workers. Many working in the sector predict that India’s shrimp production would decline by about 20 percent, to 620,000 metric tons (MT) in 2020.

The Indian shrimp farming industry has an established production capacity of 120 billion postlarvae (PLs) per year, from an estimated 550 to 600 hatcheries. India produced 7 billion PLs in 2019. Photo by Manoj Sharma, Mayank Aquaculture.

Challenges to India’s shrimp sector

On the supply side, diseases continue to be the primary challenge to the productivity and profitability of shrimp farming in India. While WSSV is frequently detected, many farmers feel that it can be managed, and they do not feel as threatened by it as in the past. On the contrary, the occurrence of new diseases such as White Feces Disease and Running Mortality Syndrome are dreaded more because their causative agents have not yet been identified. The presence of the microsporidian parasite Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), which results in the slow growth and size variation of shrimp, is also not definitively established.

 

One of the responses of the shrimp farming community to these new diseases is to deploy nurseries where shrimp postlarvae (PLs) can be stocked at high densities and reared to about 0.5 to 1 gram each in size and then transferred to grow-out ponds. However, this method also carries the risk of pathogens infecting the shrimp in the nurseries and spreading to the farms. Thus, biosecure facilities and practices are required for the nurseries to fulfill their purpose of deployment.

 

Shrimp nurseries are used as an intermediate grow-out stage between the hatchery and the farms, rearing the PLs to 0.5 to 1 gram each. Photo by Anil Ghanekar, Ecosecure Systems.

 

On the demand side, marketplace diversification is high on the list of requirements. Nearly half of India’s shrimp goes to the United States and about one-quarter went to China in 2019. To reduce the overdependence on these two markets, India needs to increase its market share in other markets, particularly the European Union and Japan, each of which accounted for nearly one-third of India’s exports in the P. monodon days.

 

Through extensive campaigning and stringent monitoring, the presence of antibiotic residues has been reduced significantly in India’s shrimp supply, boosting its appeal to global markets. India’s domestic market for shrimp consumption remains small at less than 50,000 MT per year; stimulation of this market could lead to a significant increase in consumption. The rising urban middle class, the large population of young people, the convenience of cooking shrimp and the perceived health benefits of seafood are being leveraged to create a high value domestic market for shrimp in India.

 

India exported 652,253 MT of shrimp in 2019, with a value of U.S. $4.89 billion. Exports have grown 430 percent in volume during the last decade. Major markets include the USA (46.7 percent), China (23.8 percent), the European Union (12.1 percent), and Japan (6.4 percent). Photo by Manoj Sharma, Mayank Aquaculture.

 

Future prospects for Indian shrimp farmers

 

India remains a competitive supplier of value-added shrimp to the world due to its low cost of labor and the scale of economy it has managed to achieve by becoming one of the largest global producers of farmed shrimp. The established capacity of hatcheries, feed mills and processing plants will support future expansion.

 

Compared to the major suppliers of shrimp in Asia, India has largely remained as a low-density producer, with a standard of about 40 shrimp per square meter widely adhered to. The country, therefore, can produce large shrimp. Indian farmers are highly interested in the production of bigger shrimp, especially that of black tigers, for improved profitability. However, growing to bigger sizes with good survival has become a Herculean task, needing the attention of broodstock producers as well as farm managers. In the northern states like Gujarat – where climatic factors restrict shrimp culture to a mostly one crop a year – farming of black tiger shrimp is seen as a viable option.

 

The production of large P. monodon is considered a significant opportunity, particularly in northern states like Gujarat. Photo by Darryl Jory.

 

The government has recently approved the import of SPF black tiger shrimp into India and postlarval SPF black tiger shrimp are already available in the market. India’s future in shrimp production will depend on its ability to maintain its competitiveness in value addition, market expansion and application of production technologies that can keep diseases under control and help strengthen the industry.