Vi khuẩn kháng kháng sinh (phần 1)

Vi khuẩn kháng kháng sinh (phần 1)

Thuốc kháng sinh là một nhóm các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn. Trong điều kiện nuôi một số động vật, nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao và gây hậu quả mất mùa đáng kể. Do đó, thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích điều trị và/hoặc cả phòng bệnh.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu hàng năm đã tăng hơn gấp ba lần trong những năm gần đây. Tăng sản lượng lương thực thông qua nuôi trồng thủy sản là một cơ hội thú vị. Tuy nhiên, khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng, sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh cũng ngày càng tăng, việc sử dụng kháng sinh tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng kháng sinh và dư lượng kháng sinh tăng cao. Các đối tượng có nguy cơ tiếp xúc với kháng sinh bao gồm con người làm việc trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các quần thể sống gần các cơ sở nuôi trồng thủy sản có dùng kháng sinh và cả người tiêu dùng các sản phẩm thức ăn nuôi trồng thủy sản có kháng sinh.

 

Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

 

Thuốc kháng sinh là một nhóm các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn. Trong điều kiện nuôi một số động vật, nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao và gây hậu quả mất mùa đáng kể. Do đó, thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích điều trị và/hoặc cả phòng bệnh.

 

Nhiều quốc gia thiếu quy định về loại và lượng kháng sinh có thể được sử dụng cho động vật nuôi trồng thủy sản. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi nông dân và công nhân thiếu thông tin đầy đủ về việc sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả.

 

Một số quốc gia có quy định toàn diện về kháng sinh bao gồm những loại kháng sinh có thể được sử dụng cho các loài cá hoặc động vật có vỏ cụ thể, liều lượng tối đa có thể được sử dụng theo thời gian và thời gian dừng kháng sinh trước khi thu hoạch.

 

Bảng bên dưới cho thấy các loại kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

Ước tính từ một số nước châu Âu cho thấy lượng chất kháng khuẩn được sử dụng trên một tấn sản phẩm nuôi trồng thủy sản thay đổi từ 2 g ở Na Uy đến 40 đến 100 g ở Đan Mạch, Pháp và Hy Lạp. Bên ngoài Liên minh châu Âu, con số trên mỗi tấn lên tới 700 g đã được ghi nhận.

 

Không có chất kháng khuẩn nào được phát triển đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã được phát triển và được sử dụng để điều trị cho người hoặc động vật trên cạn. Cả ở Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, thuốc kháng sinh chỉ được chấp thuận để điều trị các bệnh được ghi nhãn và không thể được sử dụng để phòng hoặc thúc đẩy tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản. Thuốc kháng sinh được đưa vào thức ăn và không bao giờ được thêm vào nước nuôi để điều trị các bệnh do vi khuẩn.

 

Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn cao hơn trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển gen kháng thuốc kháng sinh và chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc có thể xảy ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau, có thể không phải lúc nào cũng liên quan đến việc sử dụng kháng sinh cụ thể. Sự đề kháng phát sinh và được duy trì thông qua các đột biến trong DNA của vi khuẩn hoặc thông qua các cơ chế di truyền theo chiều ngang, bao gồm sự tiếp hợp với các vi khuẩn khác, hấp thu DNA tự do thông qua quá trình biến nạp.

 

Một nghiên cứu về vi khuẩn Gram âm - chủ yếu là Plesiomonas shigelloidesAeromonas hydrophila - từ các ao nuôi trồng thủy sản ở đông nam Hoa Kỳ báo cáo rằng tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với tetracycline, oxytetracycline, chloramphenicol, ampicillin và nitrofurantoin ở cá trong các ao được xử lý kháng sinh cao hơn ở những vùng nước chưa từng dùng kháng sinh. Một nghiên cứu ở Philippines báo cáo rằng tỷ lệ kháng nhiều loại kháng sinh cao nhất ở tôm, nơi sử dụng axit oxolinic, so với những ao không sử dụng kháng sinh.

 

Các nhà nghiên cứu ở Malaysia đã phân lập vi khuẩn Aeromonas từ mô cá đã xác định rằng tất cả các chủng vi khuẩn phân lập đều kháng với ba loại kháng sinh trở lên. Tại Nhật Bản, vi khuẩn kháng tetracycline được lấy từ ba trại cá. Một nghiên cứu khác ở Nhật Bản đã chứng minh sự hiện diện của các gen kháng beta-lactamase được phân lập từ cá vàng nuôi.

 

Dư lượng kháng sinh

 

Xử lý cá bằng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tồn dư kháng sinh trong ao, trầm tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản và các sinh vật thủy sinh hoang dã gần các ao nuôi đó. Một số ao nuôi tôm ở Việt Nam được phát hiện có dư lượng trimethoprim, sulfamethoxazole, norfloxacin và axit oxolinic cao trong các mẫu nước và bùn đáy. Nhiều loại kháng sinh gây độc cho các sinh vật sống dưới nước, bao gồm cả giáp xác và Artemia đã được báo cáo tại Châu Âu.

 

Mối quan tâm của con người

 

Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể gây nhiễm trùng ở người khi tiêu thụ các sản phẩm thức ăn nuôi trồng thủy sản có dùng kháng sinh trong quá trình nuôi.

 

Vì hầu hết các mầm bệnh ở cá không có khả năng phát triển ở nhiệt độ cơ thể người và động vật trên cạn, nên nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ cá hoặc động vật có vỏ sang người là khá nhỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh đối với sức khỏe con người là mãn tính.

 

Trong khi nhiều nhân viên trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản chỉ tiếp xúc với lượng kháng sinh tối thiểu, một số người làm việc với thuốc kháng sinh hàng ngày. Do đó, việc thiếu thiết bị bảo vệ có thể góp phần gây ra nguy cơ sức khỏe đáng kể khi hít phải cũng như phơi nhiễm qua da.

 

Điều này rất đáng lo ngại, đặc biệt là khi môi trường tiếp xúc với thuốc kháng sinh như chloramphenicol, một chất có khả năng gây ung thư ở người, có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu máu và bệnh bạch cầu ở người. Nguy cơ sức khỏe của việc tiếp xúc với kháng sinh ở mức độ thấp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

 

Để hiểu đầy đủ và ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe do sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu, chính phủ và ngành nuôi trồng thủy sản phải hợp tác để xác định những vấn đề tồn tại và phát triển các giải pháp hiệu quả để thực thi.

 

Nguồn: https://www.globalseafood.org

 

Lược dịch: NGỌC HÂN - VPAS JSC