Vi khuẩn gây bệnh hoại tử cơ và bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thẻ chân trắng bố mẹ
Tóm tắt của một nghiên cứu được đăng trên Aquaculture International cho biết, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh hoại tử cơ (bacterial myonecrosis) và hoại tử gan tụy (hepatopancreatic necrosis) ở tôm thẻ chân trắng bố mẹ (Litopenaeus vannamei) do vi khuẩn gây ra.
Trong 400 cá thể được kiểm tra tại các trại sản xuất tôm giống ở Ấn Độ, 34 cá thể có biểu hiện bệnh hoại tử cơ myonecrosis và bệnh hoại tử gan tụy hepatopancreatic necrosis, những tình trạng đã được báo cáo trước đó là do bị nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus. Những dấu hiệu bên ngoài của nhiễm bệnh bao gồm bơi thụ động, biếng ăn, cơ bụng trở nên đục với sự đổi màu trắng rộng khắp của các phần bụng xa và phần phụ sau.
Kiểm tra giải phẩu bằng mắt thường cho thấy gan tụy bị teo, dạ dày và ruột giữa rỗng. Các nghiên cứu mô bệnh học cho thấy các tổn thương cơ trở thành đỏ gồm hoại tử đông và hoại tử nước của các sợi cơ vân, thường bị phù.
Gan tụy có những triệu chứng hoại tử như khoang bị rối loạn cấu trúc và các tế bào biểu mô hình ống phân tán rải rác trên các tế bào biểu mô cơ bị chết hoại. Phiến mang ở tôm nhiễm bệnh bị rối loạn cấu trúc, những sợi nhỏ bị chết hoại thấm qua do hồng cầu bị viêm.
Phân tích RT-PCR sử dụng đoạn mồi theo khuyến cáo của OIE và thiết đặt thêm các đoạn mồi đã được sử dụng trong những nghiên cứu trước đó cho thấy không có virus IMN cũng như những mầm bệnh mới nổi khác như MrNV, PvNV, WSSV, IHHNV, TSV, YHV, AHPND và EHP.
Căn cứ vào những kết quả âm tính trên, các xét nghiệm vi sinh đã được tiến hành. Khuẩn lạc bắt màu vàng chiếm ưu thế đã được phân lập trên thạch TCBS và được định danh là Photobacterium damselae subsp. damselae KPD. Gây nhiễm bằng phương pháp tiêm vi khuẩn P. damselae KPD đã chứng minh đây là mầm bệnh đã nhiễm vào L. vannamei bố mẹ.
Nghiên cứu đã kết luận rằng vi khuẩn P. damselae KPD là tác nhân gây ra bệnh myonecrosis và hepatopancreatic necrosis, tiêu biểu cho mối đe dọa ở các trại sản xuất tôm giống ở Ấn Độ.
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass