Tiết lộ xu hướng thương mại tôm sạch bệnh (SPF)

Tiết lộ xu hướng thương mại tôm sạch bệnh (SPF)

Các báo cáo của tôi được viết theo cách mà cho dù bạn có được thông tin đầy đủ về ngành hay không, thì đó là một tài liệu tham khảo tốt, nó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngành

Được biên soạn bởi nhà phân tích ngành tôm hàng đầu Willem van der Pijl, báo cáo được tải xuống miễn phí qua https://www.shrimpinsights.com/report-series - bao gồm các thông tin ước tính quy mô các thị trường và tổng quan về thương mại thị trường tôm bố mẹ với các cụm sản xuất. Báo cáo cũng gồm các hồ sơ chuyên sâu của chín quốc gia và 15 công ty sản xuất tôm sạch bệnh quan trọng nhất.

“Trong các ấn phẩm của mình, tôi luôn có ý định chỉ bám vào các dữ kiện và số liệu. Tôi không nhằm mục đích đánh giá xem ai đang làm tốt hay ai đang làm xấu. Mục đích của tôi là tăng tính minh bạch của ngành và giúp mọi người tìm ra hướng đi. Để đạt được mục tiêu này, tôi luôn mời các công ty mà tôi sẽ viết bài để cung cấp thông tin công ty của họ một cách tối ưu. Trong khi làm như vậy, tôi cố gắng cân bằng, không khăng khăng đòi công bố những thông tin nhạy cảm của công ty và đồng thời tiến xa hơn một bước so với việc chỉ công bố thông tin trang web của công ty, ”van der Pijl giải thích với The Fish Site.

 

“Đối với ấn phẩm này, tôi đã cố gắng kêu gọi sự tham gia của các công ty tôm bố mẹ trong việc thiết lập các hồ sơ công ty của họ. Tôi đã mang đến cho họ cơ hội để hiển thị thông tin mà họ cho là phù hợp nhất để mọi người biết về công ty của họ. Khi các công ty nhận ra rằng mục tiêu của tôi với ấn phẩm này là mang lại lợi ích cho toàn ngành, hầu hết họ đều mong muốn hợp tác và kiểm tra, hoàn thiện và xác thực hồ sơ công ty của họ, ông nói thêm.

 

Tổng quan

 

Báo cáo cho thấy trong năm 2019, số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ cung cấp cho thị trường nằm trong khoảng 1,3 - 1,6 triệu con, trị giá lên tới 89 triệu USD.

 

Các thị trường lớn nhất đối với bố mẹ tôm thẻ chân trắng F1 trong năm 2019 là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Phần còn lại bao gồm các nhà sản xuất tôm nhỏ hơn ở châu Á - chẳng hạn như Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka và Đài Loan - cũng như một số ở Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ.

 

Hiện chỉ có khoảng 15% thị trường tôm bố mẹ toàn cầu được cung cấp bởi các nhà sản xuất tôm bố mẹ F1 trong nước, phần lớn được cung cấp bằng cách nhập khẩu tôm bố mẹ. Sản xuất tôm chân trắng bố mẹ ban đầu tập trung ở Hawaii nhưng hiện đã có bốn cụm sản xuất tôm bố mẹ ở các nơi khác nhau là Florida/Texas, Hawaii, Thái Lan và Mexico, các cụm này không chỉ cung cấp tôm bố mẹ trong nước mà còn bán cho các quốc gia khác.

 

Xu hướng

 

Báo cáo ghi nhận một số xu hướng trong lĩnh vực này, giúp các nhà đầu tư và nhà sản xuất giống có được rất nhiều thông tin giá trị. Bao gồm các vấn đề cụ thể như sau:

 

- Quy mô thị trường tôm bố mẹ F1 dự kiến ​​sẽ tăng trong những năm tới cùng với sự tăng trưởng của sản lượng tôm toàn cầu. Thị trường tôm bố mẹ F1 có thể phát triển với tốc độ chậm hơn sản lượng tôm nuôi khi hiệu quả sản xuất tôm bố mẹ và tỷ lệ sống của tôm bố mẹ cũng như tôm giống được cải thiện.

 

- Thị phần của tôm bố mẹ F1 sản xuất trong nước tăng lên với giá tương tự tôm bố mẹ F1 nhập khẩu do việc thành lập các trung tâm nhân giống hạt nhân (NBC) và trung tâm nhân giống (BMC) ở châu Á và Trung Đông. Các NBC và BMC này có thể thuộc chủ sở hữu trong nước, chủ sở hữu nước ngoài hoặc có thể là liên doanh. Nhiều NBC và BMC dự kiến ​​sẽ được thành lập trong những năm tới.

 

- Thị phần ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho các nhà cung cấp từ Florida và Texas. Trong khi xu hướng này khó có thể thay đổi trong ngắn hạn, tùy thuộc vào sự phát triển khả năng kháng bệnh trong các chương trình nuôi của các nhà cung cấp đến từ các khu vực địa lý khác, các nhà cung cấp có trụ sở tại Florida và Texas có thể phải đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh trong tương lai.

 

- Hầu hết các thị trường Nam Mỹ, nhìn chung vẫn không ưa chuộng tôm bố mẹ sạch bệnh hơn tôm bố mẹ phơi nhiễm với mầm bệnh (APE, tức tôm bố mẹ thông thường không được tạo ra từ các chương trình tôm sạch bệnh). Tuy nhiên, ở những nước mà người nuôi đầu tư các hệ thống nuôi thâm canh, chẳng hạn như Brazil và Peru, những người nuôi này có thể thích sử dụng tôm bố mẹ SPF, vì nó hoạt động tốt hơn trong các hệ thống sản xuất thâm canh so với tôm bố mẹ APE.

 

Ấn Độ

 

 

Một trong những quốc gia được đề cập nhiều nhất trong báo cáo là Ấn Độ

 

“Ấn Độ là quốc giá có những thủ tục nhập khẩu tôm bố mẹ nghiêm ngặt nhất ở châu Á. Toàn bộ ngành công nghiệp tôm thẻ chân trắng chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu tôm bố mẹ. Hiện tại Kona Bay Shrimp  Shrimp Improvement Systems (SIS) đang chiếm lĩnh thị trường. CPF và Benchmark chưa thâm nhập vào thị trường này và SyAqua chỉ mới xâm nhập thị trường Ấn Độ vào đầu năm nay (2020). Tôi đoán rằng sự cạnh tranh sẽ tăng lên trong vài năm tới. Van der Pijl cho biết, sự cạnh tranh không chỉ giữa các nhà cung cấp từ nước ngoài mà còn từ các BMC địa phương của chính phủ Ấn Độ và BMR Blue Genetics.

 

Báo cáo cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu 233.425 con bố mẹ chân trắng SPF trong năm 2019, giảm nhẹ so với năm trước (254.270 con). Sự sụt giảm này là do các nhà sản xuất giống chần chừ trong việc mua nhiều hơn và nhìn chung, năm 2019 - như trường hợp của năm 2018, vào khoảng tháng 4 -  giá giảm. Do đó, vào năm 2019, việc dự trữ tôm bố mẹ diễn ra muộn hơn bình thường và kéo dài trong vài tháng để giảm thiểu rủi ro giảm giá ảnh hưởng đến vụ mùa đầu tiên của người nuôi.

 

SIS và Kona Bay thống trị thị trường tôm bố mẹ nhập khẩu vào năm 2019. Cả hai công ty đều cung cấp khoảng 100.000 tôm bố mẹ. Nhìn chung, SIS và Kona Bay chiếm 86% lượng tôm bố mẹ nhập khẩu vào năm 2019. Các nhà cung cấp quốc tế khác hoạt động trong năm 2019 là Blue Genetics, American Penaeid Inc (API), Sea Products Development (SPD) và Molokai Broodstock Company (MBC). RGCA, BMC do chính quyền địa phương sở hữu và do chính phủ điều hành cũng chỉ sản xuất hơn 11.000 con tôm bố mẹ vào năm 2019 (xem thêm trong hồ sơ quốc gia này để thảo luận thêm về RGCA).

 

Có 311 trại giống được cho phép nhập khẩu tôm bố mẹ trong năm 2019.  140 cơ sở trong số này thuộc về 120 – 130 công đã nhập khẩu bố mẹ năm 2019.

 

Vaisakhi là nhà nhập khẩu tôm bố mẹ lớn nhất của Ấn Độ, nhập khẩu gần 15.000 con và mua hơn 1.000 con từ RGCA vào năm 2019. Công ty có kế hoạch tăng nhập khẩu hơn nữa khi đã hoàn thành việc xây dựng một cơ sở sản xuất giống mới. Với trại giống mới của mình, nhu cầu về tôm bố mẹ của công ty sẽ tăng lên. Ngoài kinh doanh trại giống, Vaisakhi là một trong những tập đoàn nuôi tôm lớn nhất ở Ấn Độ và đang có kế hoạch sớm mở rộng sang lĩnh vực chế biến.

 

BMR, nhà nhập khẩu lớn thứ hai trong năm 2019, chỉ nhập hơn 13.000 con tôm bố mẹ. BMR cũng vận hành BMC của riêng mình để nhập khẩu hậu ấu trùng bố mẹ (PPL) từ Blue Genetics ở Mexico. Với khoảng 10.000 đến 25.000 con được sản xuất tại BMC vào năm 2019, BMR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tôm bố mẹ trong nước. Năng lực sản xuất tôm bố mẹ của công ty là 80.000 con hàng năm và có khả năng sản lượng của công ty sẽ tăng trong vài năm tới.

 

Tập đoàn Sapthagiri là nhà nhập khẩu tôm bố mẹ lớn thứ ba. Tập đoàn Sapthagiri đã phát triển nhanh chóng bằng cách mua lại hoặc cho thuê hết trại giống này đến trại giống khác, theo các nguồn tin địa phương, tập đoàn này hiện đang vận hành khoảng 15 đến 20 trại giống.

 

CP Aquaculture Ấn Độ là công ty mua tôm bố mẹ lớn thứ tư. Mặc dù công ty chỉ nhập khẩu 3.600 con tôm bố mẹ, nhưng đây cũng là người mua lớn nhất từ ​​RGCA BMC, họ đã mua 5.200 con tôm bố mẹ vào năm 2019. Tổng lượng tôm bố mẹ được sử dụng trong năm 2019 của CP Aquaculture lên tới gần 9.000 con.

 

Báo cáo cũng bao gồm những hiểu biết sâu sắc về những phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. “Ishi Marine, một công ty nuôi trồng thủy sản hàng đầu ở Gujarat, tuần trước đã nhập khẩu lô tôm sú bố mẹ Moana đầu tiên và đang bắt đầu vận hành sản xuất giống tôm sú BMC thương mại tại Ấn Độ. Tôi tò mò về điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với sự gia tăng tiềm năng sản lượng tôm sú ở Gujarat và các vùng khác của Ấn Độ trong vài năm tới ” Van Der Pijl cho biết.

 

Xu hướng ở Ấn Độ

 

Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có tham vọng tăng sản lượng tôm nuôi từ 600.000-700.000 tấn trong năm 2019 lên 1 triệu tấn trong vài năm tới. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tôm bố mẹ từ 234.000-260.000 tôm bố mẹ trong năm 2019 lên 400.000-450.000 tôm bố mẹ trong vài năm tới.

 

Tôm bố mẹ sản xuất trong nước sẽ cạnh tranh với tôm bố mẹ nhập khẩu. Tuy nhiên, với khả năng sản xuất hiện tại của địa phương và nhu cầu tổng thể về tôm bố mẹ được dự báo sẽ tăng lên, nhiều khả năng lượng tôm bố mẹ nhập khẩu sẽ vẫn ổn định hoặc thậm chí tăng nhẹ.

 

Các nhà sản xuất thức ăn tôm và xuất khẩu tôm tích hợp sản xuất tôm giống (PL) trong chuỗi cung ứng và danh mục dịch vụ của họ để có được lòng trung thành của người nuôi và nhà phân phối. Ví dụ về các công ty có sản xuất PL được tích hợp trong chuỗi cung ứng của họ là Growel, Avanti Feeds, Devi Seafoods, Apex Frozen Foods và Sai Marine.

 

Sự hợp nhất trong phân khúc trại giống đã được dự báo trước. Trong những năm gần đây, các nhóm như Sapthagiri và SVR đã mua lại các trại giống nhỏ hơn và đang chiếm thị phần. Số lượng các công ty nhập khẩu tôm bố mẹ có khả năng giảm nhưng số lượng nhập khẩu mỗi nhóm có khả năng tăng lên.

 

“Các báo cáo của tôi được viết theo cách mà cho dù bạn có được thông tin đầy đủ về ngành hay không, thì đó là một tài liệu tham khảo tốt, nó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngành. Báo cáo cung cấp cho bạn hồ sơ chi tiết của 15 nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh và hồ sơ công ty và quốc gia chi tiết của tất cả các nước tham gia vào lĩnh vực này. Đây là báo cáo toàn diện đầu tiên và duy nhất về phân khúc tôm bố mẹ. Van der Pijl kết luận: Đây là một tài liệu mà tất cả mọi người đang hoạt động hoặc đang cân nhắc hoạt động trong ngành tôm cần phải đọc.

 

Báo cáo có thể được tải về miễn phí từ địa chỉ https://www.shrimpinsights.com/report-series

 

Nguồn: https://thefishsite.com/

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC

 

Compiled by leading shrimp sector analyst Willem van der Pijl, the report – which is free to download via https://www.shrimpinsights.com/report-series - includes an estimation of the market size and an overview of trade flows which connect the broodstock markets with the production clusters. This is followed by in-depth profiles of each of the nine most important SPF shrimp producing countries, as well as profiles of the 15 most significant SPF vannamei broodstock producing companies.

 

“In my publications I always intend to stick to facts and figures only. I do not aim to judge about who is doing good or who is doing bad. My aim is to increase the transparency of the industry and to help people to find their way. To achieve this goal I always invite the companies that I am writing about to display their company information in the optimal way. While doing so, I try to balance, not to insist on publishing sensitive company information and at the same time taking it a step further than only publishing company website information”, van der Pijl explains to The Fish Site.

 

“For this publication I tried to really involve the broodstock companies in producing their company profiles. I gave them the opportunity to display that information that they think is most relevant for people to know about their companies. Once the companies realised that my aim with this publication is to benefit the industry as a whole, most of them were eager to cooperate and checked, completed and validated their company profiles,” he adds.

 

Overview

 

The report reveals that, in 2019, the number of L. vannamei broodstock supplied to the market was in the region of 1.3 to 1.6 million, worth up to $89 million.

 

The biggest markets for F1 L. vannamei broodstock in 2019 were China, India, Vietnam and Indonesia. The remainder was comprised of smaller shrimp producers in Asia – such as Malaysia, the Philippines, South Korea, Sri Lanka and Taiwan – as well as several in the Middle East, Europe and the Americas.

 

Currently only about 15 percent of the global broodstock market is supplied by domestic F1 L. vannamei broodstock producers, the majority is supplied by imported broodstock. While L. vannamei broodstock production was initially concentrated in Hawaii, there are now four L. vannamei broodstock production clusters, which not only supply domestically but also trade internationally – Florida/Texas, Hawaii, Thailand and Mexico.

 

Trend

 

The report notes a number of trends in the sector – making invaluable reading for investors and producers alike. These include:

 

- The market size for F1 broodstock is expected to increase over the coming years alongside the growth of shrimp production. The F1 broodstock market may grow at a slower pace than farmed shrimp output when the efficiency of broodstock production and survival of broodstock and post-larvae improves.

 

- The market share of domestically produced F1 broodstock increases at the cost of imported F1 broodstock due to the establishment of nucleus breeding centres (NBCs) and breeding multiplication centres (BMCs) in Asia and the Middle East. These NBCs and BMCs can be locally owned, foreign-owned or can be a part of joint venture partnerships. More NBCs and BMCs are expected to be set up in the coming years.

 

- Market shares in China have changed drastically in favour of suppliers from Florida and Texas. While this trend is unlikely to change in the short term, depending on the development of disease tolerance in breeding programs of suppliers from other geographies, suppliers based in Florida and Texas may face increased competition in the future.

 

- In most South American markets, there is generally still no preference for SPF broodstock over all pathogens exposed (APE) broodstock. However, in those countries where farmers invest in more intensive production systems, such as Brazil and Peru, these farmers may prefer to use SPF broodstock, as it performs better in intensive production systems than APE broodstock.

 

India

 

One of the countries most extensively covered in the report is India.

 

“India has one of the strictest import procedures for broodstock in Asia. The whole L. vannamei industry depends on broodstock imports only. Currently Kona Bay Shrimp and Shrimp Improvement Systems dominate the market. CPF and Benchmark don’t have access to the market yet and SyAqua only got access early this year. My guess is that competition will increase over the next couple of years. Not only between the suppliers from abroad but also from the local BMCs of the Indian government and BMR Blue Genetics,” says van der Pijl.

 

The report shows that India imported 233,425 SPF vannamei broodstock in 2019, a slight reduction from the previous year, when the country imported 254,270. The decline was due to the fact that farmers were hesitant to stock early and collectively in 2019 as had been the case in 2018 – in April 2018, prices crashed. In 2019, stocking therefore happened later than normal and was spread across several months to mitigate the risk of a price crash collectively affecting farmers’ first crops.

 

Kona Bay Shrimp and Shrimp Improvement Systems (SIS) dominated the imported broodstock market in 2019. Both companies supplied around 100,000 broodstock. Jointly, SIS and Kona Bay accounted for 86 percent of imported broodstock in 2019. Other international suppliers active in 2019 were Blue Genetics, American Penaeid Inc (API), Sea Products Development (SPD) and Molokai Broodstock Company (MBC). RGCA, a local government-owned and government-operated BMC, also produced just over 11,000 broodstock in 2019 (see further in this country profile for more discussion on RGCA).

 

In 2019 India had 311 hatchery facilities accredited for imports of broodstock. 140 of these facilities – belonging to somewhere between 120 to130 companies – imported broodstock in 2019.

 

Vaisakhi was India’s largest importer of broodstock, importing almost 15,000 broodstock and buying more than 1,000 from RGCA in 2019. The company plans to increase its imports further as it has finished the construction of a new hatchery facility. With its new hatchery, the company’s demand for broodstock will increase. In addition to its hatchery business, Vaisakhi is one of the largest corporate farmers in India and is planning to expand into processing soon.

 

BMR, the second largest importer in 2019, imported just over 13,000 broodstock. BMR also operates its own BMC for which it imports parent post-larvae (PPL) from Blue Genetics in Mexico. With anywhere between 10,000 and 25,000 broodstock produced in its BMC in 2019, BMR is an important player as a domestic supplier of broodstock. Its broodstock production capacity is 80,000 broodstock annually and it is likely that the company’s production will increase over the next couple of years.

 

Sapthagiri Group was the third largest importer of broodstock. Sapthagiri Group has grown rapidly by acquiring or leasing one hatchery after another, and, according to local sources, it currently runs around 15 to 20 hatcheries.

 

CP Aquaculture India was the fourth largest buyer of broodstock. Although the company only imported 3,600 broodstock, it was also the largest buyer from the RGCA BMC, buying 5,200 broodstock in 2019. CP Aquaculture’s total amount of broodstock used in 2019 amounts to almost 9,000.

 

The report also contains insights into the latest developments in the sector. “Ishi Marine, a leading aquaculture company in Gujarat, last week imported its first batch of Moana P. monodon broodstock and is starting the operation of India’s first commercial P. monodon BMC. I’m curious about what this will mean for a potential increase in P. monodon production in Gujarat and other parts of India over the next couple of years,” van der Pijl reflects.

 

Trends in India

 

Indian shrimp exporters have the ambition to increase farmed shrimp output from 600,000-700,000 tonnes in 2019 to 1 million tonnes over the next couple of years. This has led to an increase in broodstock demand from 234,000-260,000 broodstock in 2019 to 400,000-450,000 broodstock over the next couple of years.

 

Locally produced broodstock will compete with imported broodstock. However, with the current local production capacity and the foreseen increase in overall demand for broodstock, it is likely that the amount of imported broodstock will remain stable or even slightly grow.

 

Feed manufacturers and shrimp exports integrate post-larvae (PL) production in their supply chain and service portfolio in order to gain loyalty among farmers and distributors. Examples of companies with PL production integrated in their supply chain are Growel, Avanti Feeds, Devi Seafoods, Apex Frozen Foods and Sai Marine.

 

Consolidation in the hatchery segment is foreseen. In recent years, groups like Sapthagiri and SVR have been acquiring smaller hatcheries and are gaining market share. The number of companies importing broodstock is likely to decline but the amount each group imports is likely to increase.

 

“My reports are written in such a way that whether you are well informed about the industry or not, it is a good read which will deepen your understanding about the industry. The report provides you with detailed profiles of the 15 SPF L. vannamei broodstock producers and with detailed company and country profiles of all countries involved in SPF. L. vannamei broodstock trade. It is the first and only comprehensive report about the broodstock segment of the shrimp industry. A must read for everyone active or considering to be active in the shrimp industry,” van der Pijl concludes.

 

The report can be downloaded, for free, via https://www.shrimpinsights.com/report-series

 

Source: https://thefishsite.com/