Tiềm năng nuôi cá dìa (rabbitfish) ở Philippines

Tiềm năng nuôi cá dìa (rabbitfish) ở Philippines

“Cá dìa là loài có tiềm năng đáng kinh ngạc đối với ngành nuôi trồng thủy sản bền vững quy mô nhỏ trên khắp các vùng nhiệt đới vì chúng dễ phát triển, dễ nuôi, nhu cầu cao và chúng là loài ăn thực vật (đồng cỏ biển) và ăn nhiều loại thức ăn có sẵn”

Cá dìa được người tiêu dùng ưa chuộng ở Philippines và các nơi khác ở Đông Nam Á, hầu hết nguồn cá dìa hiện nay đến từ khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, các quần thể này đang bị suy giảm do bị khai thác quá mức. Do đó, việc tìm cách nuôi loài này ngày càng trở nên cấp thiết và nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu các cách thức hiệu quả để nuôi cá trong trại giống, từ đó có thể nuôi thương phẩm trong các lồng lưới thương mại ở biển.

 

Jonah van Beijnen là một trong những tác giả của một nghiên cứu mới về nuôi cá dìa được thực hiện giữa Đại học Western của Philippines (WPU), và một tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương, Fins and Leaves.

 

Nghiên cứu mới này diễn ra tại trại giống Fins and Leaves ’Palawan và được thực hiện trên cá dìa có đốm màu cam (Siganus guttatus). Các nhà nghiên cứu đã tìm cách phát triển các quy trình sản xuất loài cá này hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem liệu mật độ thả nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống sót và liệu tỷ lệ sống sót có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các loại thức ăn khác nhau không.

 

 

Mật độ thả

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống tối đa là 12%, điều này rất hứa hẹn trong lần thử nghiệm đầu tiên với một loài cá biển tương đối mới. Ngoài ra, cá dường như không bị ảnh hưởng xấu bởi sự gia tăng mật độ nuôi.

 

Ngoài ra thử nghiệm cũng cho thấy thức ăn cho cá mú thương phẩm có hàm lượng protein cao hơn dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn khi cho cá dìa ăn lại thức ăn của cá măng sữa thương phẩm.

 

Elmer Villanueva, tác giả chính, là nhà nghiên cứu tại WPU, cho rằng cần nghiên cứu thử nghiệm thêm với loại thức ăn có hàm lượng protein thực vật cao vì bản chất của cá dìa là ăn cá thực vật.

 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mặc dù tỷ lệ sống còn thấp nhưng có thể thiết lập các hệ thống ương nuôi nhỏ, chẳng hạn nuôi trong các lưu vực nhỏ, quản lý dễ dàng và không cần đầu tư lớn. Tuy nhiên, đối với các cơ sở quy mô lớn, việc sử dụng các bể lớn hơn và thả với mật độ cao hơn có thể được thử nghiệm theo các chương trình quản lý nước và cho ăn tương tự.

 

Theo https://thefishsite.com