Tạo ra cá da trơn (catfish) toàn cái không cần dùng hormone
Cá da trơn cái thì tăng trưởng nhanh hơn cá đực và triển vọng về khả năng tạo ra đàn cá toàn cái ngày càng trở nên hiện thực hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản của Đại học Kindai, ở Nhật Bản đã sử dụng isoflavone - một hợp chất có trong đậu nành - để tạo ra các nhóm cá da trơn toàn cá cái thay vì dùng hormone.
Trưởng nhóm dự án, giáo sư Toshinao Ineno cho biết cá cái đạt kích thước thương phẩm (600 g) từ 6-10 tháng sau khi nở. Những con đực, chậm lớn hơn, thường bị người nuôi cá loại bỏ. Vì vậy, bằng cách tạo ra đàn cá nuôi toàn cái, hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên.
Mặc dù các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng việc sử dụng nội tiết tố cái (female hormone) sẽ biến cá đực thành cá cái, nhưng điều này không được phép đối với những loài cá dành cho con người. Vì vậy, giáo sư Ineno đã sử dụng isoflavone đậu nành, được bán thương mại như một loại thực phẩm chức năng.
Thí nghiệm được tiến hành với cá da trơn được chia thành năm bể khác nhau; một bể dùng nước nuôi cá bình thường; ba bể khác được pha nồng độ khác nhau của "genistein", một thành phần hóa học của isoflavone đậu nành; và một bể còn lại thì dùng nội tiết tố cái hòa tan trong nước. Nhóm nghiên cứu đã nuôi 150 con cá bột trong mỗi bể trong 15 ngày, trước khi chuyển chúng sang nước nuôi thông thường cho đến khi chúng được 150 ngày tuổi.
Kết quả cho thấy có 68% cá da trơn trong bể dùng nước nuôi thông thường là cá cái, 96% là cá cái được nuôi trong nước với genistein ở nồng độ 100 microgam/lít. Nồng độ 400 microgam genistein/lít tạo ra 100% cá cái tương tự như kết quả ở bể dùng hormone.
Mặc dù có bước đột phá trong thí nghiệm, nhưng vẫn có thể phải làm một số cách khác trước khi cá da trơn toàn cái được bán trên thị trường, vì việc sử dụng genistein chiết xuất bị cấm trong nghề cá.
Tuy nhiên, Giáo sư Ineno rất muốn xem xét cách isoflavone được tiêu thụ thông qua thức ăn cho cá da trơn, ví dụ như các thành phần thức ăn chăn nuôi như đậu nành.
Nguồn: https://thefishsite.com/
Lược dịch bởi: THANH MAI – VPAS JSC
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass