Tại sao xét nghiệm tôm và chất lượng nước ao lại quan trọng với người nuôi Indonesia

Tại sao xét nghiệm tôm và chất lượng nước ao lại quan trọng với người nuôi Indonesia

Lý tưởng nhất là các phòng thí nghiệm chất lượng cao nên có sẵn ở nhiều địa điểm - đặc biệt là gần các cụm nuôi tôm. Mặc dù vậy, tại Indonesia việc này không phải luôn sẵn sàng.

Các phòng thí nghiệm giữ một vị trí thiết yếu trong ngành nuôi tôm tại Indonesia. Có hai lý do để khẳng định điều đó. Đầu tiên, chúng cung cấp các biện pháp phát hiện và xác định bệnh bằng các công cụ chẩn đoán khác nhau, như thăm dò DNA và phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Thứ hai, chúng cho thấy tình trạng của ao nuôi thông qua phân tích chất lượng nước, mang đến cho người nông nuôi nhiều thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất về sức khỏe của tôm.

 

Lý tưởng nhất là các phòng thí nghiệm chất lượng cao nên có sẵn ở nhiều địa điểm - đặc biệt là gần các cụm nuôi tôm. Mặc dù vậy, tại Indonesia việc này không phải luôn sẵn sàng. Theo Zaenal Arifin, một kỹ sư chuyên môn tại Trung tâm Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ ở Jepara, Trung Java, mặc dù hầu hết các thành phố hoặc cơ quan có ít nhất một phòng thí nghiệm của chính phủ, hầu hết các phòng thí nghiệm đều có cơ sở vật chất hạn chế.

 

Tại sao cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm của Indonesia lại bị tụt hậu?

 

Các phòng thí nghiệm khác nhau có thể tạo ra các kết quả khác nhau khi thử nghiệm các mẫu nước từ cùng một nguồn. Các trường hợp dương tính giả và âm tính giả có thể xảy ra, trong đó một mẫu được chẩn đoán mắc bệnh X nhưng khi được kiểm tra bởi phòng thí nghiệm khác thì kết quả có thể khác, thậm chí cho kết quả ngược lại.

 

Cự ly giữa các phòng thí nghiệm và trang trại cũng là một thách thức lớn. Phần lớn các trang trại ở vùng sâu vùng xa vì vậy việc lấy mẫu từ trang trại đến phòng thí nghiệm không phải là một việc dễ dàng.

 

Mochamad Agus Kurniawan, một nông dân nuôi tôm ở Lampung, phải lái xe ba đến bốn giờ từ Tulang Bawang đến Bandar Lampung để đến được phòng thí nghiệm hiện có gần nhất và gửi mẫu tôm của anh đang nuôi để xét nghiệm. Sau đó còn phải đợi một tuần mới có kết quả. Trong khi đó, các trang trại của anh ấy có nguy cơ bị mắc hội chứng phân trắng (WSF) hoại tử cơ. Vì việc chờ đợi là quá rủi ro, Agus thường tiến hành thu hoạch một phần khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên.

 

Một thách thức khác là hầu hết người nuôi hạn chế mang mẫu đến phòng kiểm nghiệm. Chưa đến 10% người nuôi tôm sử dụng các phòng kiểm nghiệm vì đối với nhiều người nuôi, việc gửi mẫu đến phòng thí nghiệm rất tốn kém. Nó cũng được coi là thêm chi phí không cần thiết vào chi phí sản xuất vốn đã cao.

 

Tại phòng kiểm nghiệm lại quan trọng

 

Lịch sử đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng về lý do tại sao các phòng thí nghiệm đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tôm. Ngành công nghiệp tôm sú (P. monodon) của Indonesia, vốn phát triển mạnh trong những năm 1990, đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi virus hội chứng đốm trắng (WSSV). Tác động kinh tế rất khó xác định, nhưng vào năm 1999, ước tính chỉ có 20% tổng số trang trại đang hoạt động. Sự mất mát to lớn này là do sự suy thoái môi trường và thiếu chuyên môn và cơ sở hạ tầng cần thiết, đặc biệt là các cơ sở thí nghiệm.

 

Khi ngành công nghiệp tôm thẻ chân trắng đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh do virus khác nhau, từ hội chứng phân trắng (WSF), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), hoại tử cơ, đến hội chứng gan tụy cấp tính (EMS/AHPND), các thiết bị phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ là một trong những các yếu tố chính sẽ duy trì tính bền vững của nghề nuôi tôm ở Indonesia và trên toàn thế giới.

 

 

Để giải quyết một vấn đề quan trọng này, chính phủ và các bên liên quan khác nhau phải hợp tác để cung cấp cơ sở hạ tầng đáng tin cậy cho nông dân. Tuy nhiên, điều này sẽ mất nhiều năm để thực hiện và người nông dân phải đối phó với vấn đề này ngay hôm nay.

 

Người nuôi tôm có thể làm gì khi nguồn lực trong phòng thí nghiệm khan hiếm

 

- Gửi mẫu nước và tôm được kiểm soát cẩn thận (với cỡ mẫu đủ lớn) đến hai hoặc ba phòng thí nghiệm để xác minh chất lượng phòng thí nghiệm.

 

- Duy trì liên lạc với các phòng thí nghiệm để họ có thể hiểu mục tiêu của bạn và giúp bạn điều hướng các tình huống khó khăn, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong.

 

- Để giám sát chất lượng nước, nên thiết lập phòng thí nghiệm của riêng bạn trong trang trại, sử dụng các bộ dụng cụ kiểm tra sẵn có. Một số thông số quan trọng nhất, chẳng hạn như pH, DO, độ kiềm, độ mặn, nitrit, nitrat và amoniac có thể được kiểm tra bằng bộ dụng cụ thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể mua dễ dàng.

 

- Đối với bệnh đặc biệt, mặc dù không phải là lý tưởng, nhưng sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng nước và chẩn đoán bằng hình ảnh có thể là một cách để xác định liệu có bùng phát dịch bệnh hay không. Để chẩn đoán tốt hơn, có nhiều phòng thí nghiệm của bên thứ ba có chuyên môn về bệnh tôm cung cấp các dịch vụ xuất sắc trên toàn thế giới, chẳng hạn như Genics và Ecto. Họ có dịch vụ hàng đầu trong ngành, mặc dù với mức giá tương đối cao, cộng với chi phí vận chuyển.

 

Trong tương lai, cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thành lập nhiều phòng thí nghiệm hơn. Người nuôi cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp an toàn sinh học. Thực hiện các bước này có thể tạo ra một ngành công nghiệp tôm bền vững và mạnh mẽ hơn ở Indonesia.

 

Ngoài ra, khi tôm trở thành một phần quan trọng của nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, việc duy trì một ngành công nghiệp tôm khỏe mạnh ở Indonesia sẽ là chìa khóa trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

 

Nguồnhttps://thefishsite.com

 

Lược dịch bởi: NGỌC HÂN MAI - VPAS JSC