Tại sao lại đầu tư nuôi thủy sản xa bờ?

Tại sao lại đầu tư nuôi thủy sản xa bờ?

Thiết lập một trang trại nuôi thủy sản xa bờ vừa tốn kém vừa rủi ro, tuy nhiên thực tế vẫn cho thấy có nhiều trường hợp thành công.

Thiết lập một trang trại nuôi thủy sản xa bờ vừa tốn kém vừa rủi ro, tuy nhiên thực tế vẫn cho thấy có nhiều trường hợp thành công.

 

Bài viết cung cấp các thông tin từ hội thảo về nuôi trồng thủy sản xa bờ được tổ chức bởi Innovasea. Nội dung hội thảo cho thấy những thách thức trong hoạt động này cũng như thành quả của nó.

 

 

Chi phí thiết lập trại nuôi xa bờ

 

“Đối với một trang trại quy mô nhỏ có năng suất khoảng 500 tấn, số vốn cần thiết rơi vào khoảng 7 – 10 triệu đô la Mỹ và thêm 5 triệu đô la cho việc vận hành. Đối với một trang trại 1.000 tấn, chi phí thiết lập 15 – 20 triệu USD cộng với khoảng 10 triệu đô la chi phí vận hành mỗi năm. Và một trang trại 2.000 tấn có chi phí xây dựng khoảng 20 – 25 triệu USD và 15 triệu USD chi phí vận hành mỗi năm” Felipe Ramirez, giám đốc phát triển kinh doanh tại Innovasea cho biết.

 

Các loài thủy sản nuôi và công nghệ xa lạ

 

“Vẫn còn rất nhiều điều chưa chắc chắn trong không gian đại dương mở. Có rất nhiều công nghệ sản xuất mới – chẳng hạn như những hệ thống lồng nuôi mới mà mọi người chưa quen thuộc. Tương tự như vậy, có rất nhiều loài mới. Mọi người rất thành thạo và quen thuộc với các loài thủy sản nuôi truyền thống như cá hồi, tôm và cá rô phi - họ biết rõ thị trường và doanh thu nhưng điều đó ít đúng hơn đối với cá hồng, cá mú, cá cam ở những nơi có thị trường mạnh khi mà bạn sản xuất 2.000, 5.000 tấn” Tyler Sclodnick, nhà khoa học cấp cao của một doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết.

 

Tùy theo mỗi quốc gia mà việc xây giấy phép để thiết lập trang trại nuôi xa bờ có dễ dàng hay không. Tại Mỹ, việc này rất khó khăn và có thể làm bạn nản lòng, nhưng tại các quốc gia Mỹ La Tinh thì dễ dàng hơn.

 

 

Tyler Sclodnick cũng chó biết là không phải tất cả các dự án nuôi thủy sản xa bờ đều thành công. Thực tế là không có quá nhiều trường hợp thành công, mặc dù cũng có nhiều trang trại hoạt động tốt. Điều này khó mang đến sự nhảy vọt về niềm tin vì vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn.

 

Tiềm năng của khu vực nhiệt đới

 

Bất chấp các trở ngại, một số trang trại trang bị lồng nuôi chìm của Innovasea cho thấy rất kiên cường. Có một trang trại ngoài khơi Tây Ban Nha bị xóa sổ hoàn toàn bởi cơn bão Francis, nhưng trang trại dùng lồng nuôi chìm của Innovasea thì thì vẫn có thể thu hoạch vài ngày sau bão.

 

Ông nói thêm: “Chúng tôi có một khách hàng tại Hàn Quốc dùng lồng của Innovasea để nuôi cá ngừ vây xanh, họ bị bão lớn tấn công vài năm một lần nhưng những chiếc lồng thì vẫn bình an vô sự”

 

Lồng chìm của Innovasea không chỉ có “khả năng lặn” khi gặp bão mà chúng còn có tính thẩm mỹ cho du lịch. Ngành du lịch xung đột với các lồng thiết kế nổi tại Hawai, nhưng hoàn toàn không có xung đột lợi ích với các lồng chìm.

 

Việc xây dựng trang trại nuôi thủy sản ngoài khơi tại các vùng nước ấm hơn (khu vực nhiệt đới) có nhiều lợi thế, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng của thủy sản cao. Cá hồi mất 03 năm để thu hoạch (bao gồm 01 năm nuôi trong nước ngọt và 02 năm trong nước mặt), cá nước ấm như cá cam (seriola), cá cam Nhật Bản (Yellowtail hay còn gọi là cá Hamachi) mất từ 12 – 18 tháng nuôi tùy thuộc nhiệt độ nước. Về cơ bản, bạn đang tạo ra sinh khối lớn hơn trong cùng một hệ thống khi nuôi tại các vùng nước ấm.

 

 

 

 

Theohttps://thefishsite.com/

 

Lược dịch: Ngọc Hân Mai - VPAS JSC