Tác nhân gây bệnh mờ đục (Translucent Postlarva Disease - TPD) ở giống tôm thẻ chân trắng

Tác nhân gây bệnh mờ đục (Translucent Postlarva Disease - TPD) ở giống tôm thẻ chân trắng

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh là gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu và đường tiêu hóa trống rỗng, làm cho cơ thể của các cá thể bị bệnh trở nên trong và mờ

Nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mới là tác nhân gây ra bệnh mới - TPD. TDP là bệnh trên tôm giống thẻ chân trắng được phát hiện hồi năm 2020 tại Trung Quốc với đặc trưng chết cấp tính (100%) sau vài ngày xuất hiện triệu chứng như thân trở nên mờ đục, hoặc trong mờ, tốc độ lây lan vô cùng nhanh. Bệnh thường xuất hiện trên tôm giống từ PL4 – PL7.

 

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh là gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu và đường tiêu hóa trống rỗng, làm cho cơ thể của các cá thể bị bệnh trở nên trong và mờ. Khả năng lây nhiễm rất nặng. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh của một quần thể bị bệnh có thể lên tới 60% vào ngày thứ hai sau lần đầu tiên quan sát thấy những cá thể bất thường, và thậm chí lên đến 90-100% trong những trường hợp nghiêm trọng vào ngày thứ ba.

 

Lúc đó các nhà khoa học Trung Quốc xác định nguyên nhân gây bệnh là do một loại virus RNA mới, nhỏ, được đặt tên tạm thời là virus hoại tử gan tụy và đường tiêu hóa (hepatopancreas and digestive tract necrosis virus - HINV). Bệnh TPD còn được gọi với tên khác như bệnh thân thủy tinh (GPD - Glass Postlarvae Disease).

 

Bệnh TPD đã trở nên phổ biến trong đàn tôm nuôi, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế ở một số vùng nuôi tôm ở Trung Quốc, vì vậy việc điều tra và xây dựng chiến lược phòng chống dịch bệnh là cấp thiết. Chúng tôi đã lấy mẫu tôm bị ảnh hưởng bởi TPD và sàng lọc một số mầm bệnh đã biết của tôm, nhưng kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những con tôm này không có mầm bệnh virus đã biết và cho rằng TPD có thể do một mầm bệnh mới xuất hiện gây ra. Ngoài ra, một số nông dân nhận thấy rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh, cho thấy TPD có thể do vi khuẩn gây ra.

 

Bài báo này - được điều chỉnh và tóm tắt từ ấn phẩm gốc (Zou, Y. et al. 2020; Determination of the Infectious Agent of Translucent Post-Larva Disease (TPD) in Penaeus vannamei. Pathogens 2020, 9(9), 741) - báo cáo về một cuộc điều tra có hệ thống về tác nhân truyền nhiễm tiềm ẩn gây ra TPD mà chúng tôi đã tiến hành dựa trên phân lập và xác định vi khuẩn, cảm nhiễm và phân tích mô bệnh học.

 

Tác nhân gây bệnh AHPND (EMS – hoại tử gan tụy cấp) được chứng minh là một số chủng vibrio (VAHPND) độc nhất, và VAHPND sớm được nghi ngờ là tác nhân gây bệnh TPD vì các dấu hiệu lâm sàng tổng thể của tôm giống bị bệnh tương tự như hội chứng AHPND ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, phương pháp PCR được sử dụng đều cho kết quả âm tính đối với xét nghiệm VAHPND. Ngoài ra, AHPND xảy ra trong vòng 35 ngày sau khi thả tôm vào ao nuôi, và sự khởi đầu của các dấu hiệu lâm sàng cũng như tỷ lệ chết của AHPND bắt đầu sớm nhất là 10 ngày sau khi thả nuôi trong một số trường hợp nghiêm trọng. Nhưng TPD thường xảy ra trong PL4-7, sớm hơn nhiều so với khi AHPND thường xuất hiện. Do đó, chúng tôi suy luận rằng TPD là một bệnh mới khác với AHPND.

 

 

Kết quả xét nghiệm phân tử cho thấy các cá thể bị bệnh trong các bể ương nuôi hậu ấu trùng bị ảnh hưởng bởi TPD đều âm tính với các bệnh chính của tôm nuôi, bao gồm cả virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), virus hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), VAHPND (hội chứng gan tụy cấp), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), Virus gây bệnh ánh kim ở tôm (SHIV), virus đầu vàng (YHV), virus gây hội chứng Taura (TSV) và virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV).

 

Cho đến nay, bệnh do vibrio spp. gây ra trên tôm thẻ và đã được báo cáo là xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tôm, bao gồm nauplii (2 ngày), zoea (4 đến 5 ngày), mysis (3 đến 5 ngày), hậu ấu trùng (10 đến 15 ngày) và tôm giống. Vibrio alginolyticus có liên quan đến hội chứng zoea 2 và hội chứng mold mysis ở giai đoạn ấu trùng, trong khi V. alginolyticus và V. harveyi có liên quan đến hội chứng bolitas.

 

Loại thứ hai đề cập đến hội chứng ấu trùng ở L. vannamei liên quan đến sự tách rời của các tế bào biểu mô khỏi ruột và gan tụy, chúng xuất hiện như những quả cầu nhỏ trong đường tiêu hóa. Rõ ràng, các hội chứng mô bệnh học của ruột và gan tụy của TPD do vibrio Vp-JS20200428004-2 gây ra khác với hội chứng bolitas. Ngoài ra, các dấu hiệu lâm sàng của TPD khác với các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng bolitas, bao gồm giảm ăn, chậm phát triển, bơi chậm và giảm cơ chế thoát. Vì vậy, dựa trên kết quả của chúng tôi, chúng tôi xác định TPD là một bệnh vibrio mới xảy ra ở giai đoạn PL của L. vannamei.

 

Dựa trên kết quả phân tích một cách có hệ thống của chúng tôi bao gồm phân lập, xác định và xét nghiệm tác nhân gây bệnh theo bốn tiêu chí trong định đề của Koch (Koch’s postulates), chúng tôi xác nhận rằng một loài V. parahaemolyticus mới (Vp -JS20200428004-2) là tác nhân gây bệnh liên quan đến TPD đã ảnh hưởng đến việc nuôi tôm ở Trung Quốc vào năm 2020.

 

Tác nhân gây bệnh mới cho thấy độc lực cao đối với tôm giống và có thể gây ra những thay đổi mô bệnh học cấp tính và nghiêm trọng ở gan tụy và ruột giữa.

 

Theo https://www.aquaculturealliance.org/

 

Lược dịch bởi Ngọc Hân Mai - VPAS JSC