Số hóa sau thu hoạch: yếu tố thay đổi cuộc chơi của ngành thủy sản Ấn Độ
Mặc dù Ấn Độ là nhà sản xuất thủy sản nuôi trồng lớn thứ hai trên thế giới, thu hoạch đến 15 triệu tấn mỗi năm, nhưng các chuỗi sau thu hoạch đang gặp trở ngại bởi sự thiếu minh bạch và chuỗi giá trị kém hiệu quả.
Đã đến lúc công nghệ được sử dụng để kết nối người mua và người bán, đồng thời làm cho chuỗi giá trị trở nên thịnh vượng và bền vững hơn.
Trong khi 95% tôm sản xuất trong nước được tiêu thụ bên ngoài Ấn Độ, hầu hết cá nuôi tại đây lại chỉ bán được cho người tiêu dùng trong nước.
Hầu hết người nuôi tôm tại Ấn Độ phải dựa vào các đại lý thu mua tại địa phương nhận báo giá, kiểm tra chất lượng và bán sản phẩm của họ, vì họ không có quyền tiếp cận trực tiếp với các nhà chế biến. Theo quy định, các đại lý thu mua địa phương sẽ quyết định giá dựa trên yêu cầu của các công ty chế biến xuất khẩu và khuyến cáo người nuôi thu hoạch vào những thời điểm nhất định nào đó. Giá cuối cùng là tùy theo quyết định của đại lý địa phương, điều này sẽ làm mất đi cơ hội thương lượng của người nuôi. Do đó, họ thường bán sản phẩm của mình với lợi nhuận ít ỏi, thậm chí không thể hòa vốn trong một số tình huống.
Người nuôi cá phải đối mặt với tình cảnh khó khăn hơn nhiều, vì sản phẩm của họ chủ yếu được tiêu thụ trong nước, nơi họ phụ thuộc vào chuỗi giá trị sau thu hoạch khá hỗn loạn giữa trang trại và thị trường địa phương, thiếu minh bạch về giá cả và khả năng tiếp cận kém với các đại lý thu mua. Người nuôi cá thường xuyên bán cá của họ ở các chợ địa phương và thu về lợi nhuận biên.
Điểm mù đối với người nuôi là họ thiếu kiến thức về định giá, kém hiểu biết về nhu cầu và động lực của thị trường. Ngoài ra, cách tiếp cận kinh doanh của người nuôi khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những biến động nhỏ nhất của thị trường.
Đồng thời, các nhà chế biến, xuất khẩu và bán lẻ cũng không thể tự vệ trước sự kém hiệu quả của chuỗi giá trị. Việc họ phụ thuộc vào người thu mua địa phương để đáp ứng nhu cầu mua và tìm nguồn cung cấp nguyên liệu khiến họ rơi vào tình thế khó khăn.
Thách thức lớn nhất là cả người sản xuất và người mua đều không trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán sau thu hoạch. Nói cách khác, không có quy trình dự báo cung cầu - nó được quyết định bởi những người trung gian thông qua một mạng lưới phân phối rất nhiều tầng lớp.
Thách thức này liên quan đến việc thiếu tổng hợp dữ liệu trước khi thu hoạch. Nhu cầu là xây dựng các giải pháp dựa trên công nghệ để thu hẹp khoảng cách giữa người nuôi và người mua, để khuyến khích sự tham gia tích cực của cả hai bên. Việc tạo ra các nền tảng như vậy sẽ cải thiện đáng kể tính minh bạch của thị trường bằng cách thống kê sự sẵn có của sản phẩm và nhu cầu thị trường ở mọi khu vực cho người mua và người nuôi trong thời gian thực.
Hình - AquaBazaar, dự kiến ra mắt trước cuối năm nay, mang lại sự minh bạch cho thị trường và kết nối trực tiếp người nuôi với người mua thủy sản.
Ứng dụng Aquaconnect có khả năng nắm bắt dữ liệu sản xuất của trang trại từ đầu đến cuối, và công ty phát triển App sẽ tận dụng dữ liệu thông minh này để xây dựng nền tảng kỹ thuật số sau thu hoạch, được gọi là AquaBazaar. Nó mang lại sự minh bạch cho thị trường và kết nối trực tiếp người nuôi với người mua thủy sản với khả năng truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh.
AquaBazaar cho phép người nuôi nắm bắt thông tin chi tiết về sản phẩm của họ - chẳng hạn như loài, kích cỡ, số lượng, ngày thu hoạch dự kiến - qua đó họ có thể thu hút những người mua tiềm năng ở khu vực lân cận. Điều này sẽ không chỉ trao quyền cho người nuôi bằng cách cung cấp nhu cầu thị trường và giá cả minh bạch, mà còn cung cấp cho họ tùy chọn để chọn người mua trong khu vực của mình, lập kế hoạch thu hoạch, đánh giá điều kiện thị trường và nhận ra giá trị tốt nhất cho sản phẩm, vì những nền tảng này cung cấp đầy đủ truy xuất nguồn gốc.
Việc này cũng có thể mang lại lợi ích cho người mua, dẫn họ đến nguồn cung cấp sản phẩm thu hoạch bền vững (kích thước, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu), đánh giá nguồn cung cụ thể theo vùng, quy hoạch hậu cần và lập kế hoạch thu mua với khả năng truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh của sản phẩm thu hoạch.
Cách tiếp cận này sẽ thay đổi cuộc chơi, vì nó giải quyết được vấn đề bất cân xứng thông tin và các kênh phân phối không hiệu quả. Hơn nữa, các giao dịch dựa trên nền tảng sẽ tiếp tục tăng thêm uy tín và giúp các bên liên quan như ngân hàng và công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro và xác thực hồ sơ người nuôi tốt hơn, từ đó cho phép họ mở rộng dịch vụ của mình.
Việc áp dụng công nghệ như vậy để phù hợp với 5 triệu người nuôi có thể là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề, nhưng có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan khác nhau - bao gồm người nuôi, hiệp hội, công ty chế biến, ngân hàng và các cơ quan quản lý như MPEDA và SEAI.
Các chuỗi cung ứng truyền thống sẽ phản kháng đối với các nền tảng kỹ thuật số như vậy, vì chúng phá vỡ các khuôn khổ hiện có. Tuy nhiên, việc áp dụng các nền tảng kỹ thuật số đòi hỏi rất nhiều sự cởi mở và cố vấn. Do đó, sẽ mất thời gian để việc can thiệp kỹ thuật số trở nên đáng tin cậy với cả người nuôi và người mua về việc xử lý đánh giá sản lượng, chất lượng, thanh toán và hậu cần.
AquaBazaar hiện đang trên đà hoàn thiện và hướng tới việc ra mắt thương mại trước cuối năm nay.
Nguồn: https://thefishsite.com
Lược dịch bởi: Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass