“Siêu tôm - super shrimp” có thể ngăn ngừa một căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người

“Siêu tôm - super shrimp” có thể ngăn ngừa một căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người

Tôm đơn tính (monosex) được phát triển tại Đại học Israel Ben Ben-Gurion có thể được sử dụng như là tác nhân kiểm soát sinh học hiệu quả chống lại ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản.

Tôm đơn tính (monosex) được phát triển tại Đại học Israel Ben Ben-Gurion có thể được sử dụng như là tác nhân kiểm soát sinh học hiệu quả chống lại ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản.

 

Liệu tôm đơn tính có thể phục vụ ba mục tiêu là giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giảm bệnh? Tôm đơn tính được nhân giống bởi Giáo sư Amir Sagiand thuộc Đại học Ben-Gurion và nghiên cứu sinh tiến sĩ Tom Levy của ông có thể làm cho mục tiêu đó hoàn toàn có thể thực hiện.

 

 

Trong một nghiên cứu đột phá được công bố trên báo cáo khoa học, một nhóm nghiên cứu do Sagi đứng đầu đã phác thảo sự phát triển của tôm càng xanh đực với hai nhiễm sắc thể tôm cái và hoàn toàn không có nhiễm sắc thể của tôm đực - một loài được gọi là siêu tôm.

 

Các nhà khoa học cho biết siêu tôm có thể làm tăng năng suất nuôi trồng thủy sản - một nguồn thu nhập chính ở một số nước đang phát triển - và giúp ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng trong nước.

 

Vào tháng 7, một nghiên cứu đã báo cáo về tính bền vững tự nhiên của một nhóm đa quốc gia bao gồm Sagi và Amit Savaya của BGU đã viết rằng các loài tôm nước ngọt ăn các loài ốc sên thủy sinh có mang ký sinh trùng gây bệnh sán máng (Schistosomiasis) ở vùng hạ Sahara - Châu Phi.

 

Bệnh sán máng là một bệnh cấp tính và mãn tính do giun ký sinh gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ít nhất 220,8 triệu người mỗi năm cần điều trị dự phòng căn bệnh này.

 

Nguồn: https://www.israel21c.org/super-shrimp-may-prevent-a-disease-that-affects-millions/

 

Lược dịch bởi: Mai Ngọc Hân - VPAS JSC