Sản phẩm thảo dược thực sự có tác dụng cho tôm cá hay không?

Sản phẩm thảo dược thực sự có tác dụng cho tôm cá hay không?

Câu hỏi: Sản phẩm thảo dược thực sự có tác dụng cho tôm cá hay không? Tôi cũng được người quen nuôi tôm nhiều năm giới thiệu tôi sản phẩm thảo dược của công ty VPAS, cho tôi biết rõ hơn về sản phẩm này để có thể sử dụng hiệu quả.

Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, gọi chung là dược thảo là những sản phẩm từ cây, cỏ, hoa, lá, củ, quả…nói chung. Nó được nghiền lấy nước, xay nhuyễn, chưng cất (từ dân gian hay gọi là sắc thuốc) hoặc dùng công nghệ ly trích các dược chất để sử dụng trong ngành chăn nuôi nói chung và thủy sản nói riêng.

 

Mặc dù có nhiều tính chất dược lý rất hiệu quả trên động vật nuôi (cũng như con người) nhưng không có nghĩa là mọi sản phẩm từ dược thảo đều có hiệu quả vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dùng bộ phận nào của cây? cây có đủ “độ chín” để có hàm lượng dược chất cao chưa? Cây được thu hoạch mùa nào? Công nghệ ly trích ra sao? Và cả việc bảo quản có đúng cách hay không? Hiểu biết về các loại dược thảo và phối chế nó ra sao? ….

 

Ngoài ra, sản phẩm thảo dược thương mại cũng có thể có hàm lượng thấp do pha loãng quá mức khi đưa ra thị trường…hoặc nhiều lý do khác, làm cho nó không thực sự có tác dụng như mong muốn.

 

Một sản phẩm thảo dược hiệu quả phải là một sản phẩm mà bạn có thể nhìn thấy ngay kết quả sau 3-5 ngày dùng hoặc nhiều nhất là 1 – 2 tuần tùy mục đích.

 

Thảo dược Hebaric thì như thế nào?

 

Sản phẩm thảo dược của VPAS phân phối trên thị trường và được bà con nuôi tôm tin dùng có tên là HEBARIC. Trong sản phẩm Hebaric có tới 16 loại thảo dược khác nhau, bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây. Tuy nhiên, tính hiệu quả của sản phẩm này được quyết định chủ yếu bởi 4 loại thảo dược chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong sản phẩm là Cỏ xước, Chó Đẻ (còn gọi là Diệp Hạ Châu Trắng), Xuyên Tâm Liên (còn gọi là cây Thân Thảo) và Cây Neem Ấn Độ (còn gọi là Xoan Ấn Độ)

 

Cây Xuyên Tâm Liên (Andrographis paniculata) chứa hàm lượng lớn acid hữu cơ tự nhiên, tanin, các vitamin nhóm A, B, C. Nó có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh mạnh mẽ, cải thiện nhanh các triệu chứng viêm hoặc hoại tử thành ruột tôm, bệnh gan, vàng gan.. Trong xuyên tâm liên có chứa hàm lượng các chất tương tự như kháng sinh tự nhiên, đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ kháng khuẩn mạnh.

 

Cây Chó Đẻ (Phyllanthus niruri) chủ yếu tác động mạnh với tình trạng viêm nhiễm ở hệ gan tụy và hồi phục gan, tụy, làm gan tụy trở lại trạng thái bình thường nhanh chóng nhờ vào các dược chất phyllathin, hypophyllanthin và triacontanal, kích thích mạnh mẽ hệ thống miễn dịch không đặc hiện trên tôm. Nó có tác chống lại sự tăng sinh của vi khuẩn trong gan và ruột. Cây Chó Đẻ cũng có khả năng kích thích sức ăn của tôm cá, kích thích tiêu hóa mạnh.

 

Cây Cỏ Xước (Achyrantes Aspera) có tác dụng thải loại chất động trong gan mạnh mẽ. Nó cũng hỗ trợ tăng cường khả năng tổng hợp chất đạm cho cơ thể, vì vậy nó cũng tăng cường enzyme tiêu hóa, chỉ riêng với khả năng này, nó cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí enzyme trong nhiều trường hợp phải trộn enzyme vào khẩu phần ăn.

 

Cây Neem (Azadirachta indica), trong tiếng Phạn, Neem có nghĩa là “chữa lành bệnh tật”. Neem  có các hoạt chất chính là nimbin, nimbinin, nimbidin, desacetyl nimbasa nimbi nene, nimbolide, nimbandial và quercetin,… là những chất có công dụng kháng viêm nhiễm gan tụy do vi khuẩn, diệt khuẩn rất tốt. Nó có khả năng bảo vệ gan trước các tổn thương. Chất chiết xuất từ lá cây neem có thể giảm tổn thương niêm mạc ruột và dạ dày. Thành phần của các axit hữu cơ trong cây neem gồm Myristis acid (0,2 – 2.,6%), Linoleic acid (2.00 – 16%), Palmitic acid (13 – 16%), Oleic acid (49 – 62%), Arachidic acid (0,5 – 3,5%), ngoài ra còn có các thành phần quan trọng khác là glucid; vitamin C (khoảng 2%); caroten; sapogenin,bắt mồ saponin và acid oleanolic.

 

Nhìn chung các tác dụng chính mà bạn có thể nhìn thấy được khi dùng Hebaric trong khẩu phần ăn của tôm là:

 

Tăng tiêu hóa, tăng enzyme nên tăng cảm giác ngon miệng và cải thiện sức ăn thấy rõ, tôm cũng tăng trưởng và cho năng suất tốt hơn nếu cho ăn thường xuyên suốt vụ với liều lượng 5 – 10 ml/kg thức ăn, mỗi ngày 1 cữ hoặc cách ngày.

 

Gan đẹp hơn, chắc chắn và phục hồi nhanh hơn rất nhiều, khả năng cải thiện gan được quan sát thấy rõ rệt sau vài cữ cho ăn.

 

Ruột và phân cải thiện rõ nét sau 2 – 3 ngày cho ăn. Nó cũng cho thấy khả năng hồi phục nhanh chóng của bầy tôm sau khi hết bệnh đường ruột (bao gồm phân trắng được chữa trị đúng đắn)

 

KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC