Sách trắng hướng dẫn đáp ứng EPA & DHA omega-3 và ARA omega-6 cho tôm

Sách trắng hướng dẫn đáp ứng EPA & DHA omega-3 và ARA omega-6 cho tôm

Veramaris đã phát hành sách trắng Optimum Omega Nutrition ™ mới nhất. Các tác giả, bao gồm tiến sĩ Ester Santigosa, Ian Carr và Giáo sư Brett Glencross đưa ra hướng dẫn về vấn đề đáp ứng nhu cầu axit eicosapentaenoic (EPA) & axit docosahexaenoic (DHA) và axit arachidonic (ARA) omega-6, đồng thời duy trì tỷ lệ omega-3 và omega-6 trong khẩu phần ăn của tôm.

Trong phần kết luận các tác giả cho biết EPA và DHA là các axit béo thiết yếu omega-3 (EFA) quan trọng đối với sự sống, sức khỏe, hiệu suất và chất lượng của các loài tôm nuôi. Theo truyền thống, dầu cá và bột cá là những yếu tố quyết định đến sự đáp ứng các acid béo thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng của tôm.

 

Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung cũng như các vấn đề về môi trường đang thúc đẩy việc sử dụng các thành phần bền vững hơn như dầu thực vật (vegetable oils) hoặc dầu tảo biển (marine algal oils). Dầu thực vật có hàm lượng axit béo omega-3 thấp vì vậy nó có ảnh hưởng không tốt đến năng suất, sự tăng trưởng và thành phần axit béo trong tôm, dẫn đến chất lượng sản phẩm thu hoạch không đạt yêu cầu. Ngược lại, dầu tảo biển chứa nhiều EPA và DHA omega-3, vì thế nó trở thành một sự thay thế phù hợp và thuận lợi hơn đối với bột cá và dầu cá.

 

Sách trắng đề cập đến những vấn đề sau đây:

 

- Tính quan trọng của các axit béo thiết yếu.

 

- Con đường đầy thách thức hướng tới sự bền vững trong thức ăn thủy sản

 

- Dầu tảo Veramaris®: từ nguồn tự nhiên đến các trang trại nuôi tôm

 

- Xác định nhu cầu EFA cho tôm nuôi

 

Trong phần cuối, các tác giả cho biết việc đáp ứng nhu cầu omega trong chế độ ăn cho tôm, đặc biệt là EPA và DHA, là rất quan trọng trong điều kiện nuôi thường xuyên có những thay đổi về độ mặn và nhiệt độ cũng như dịch bệnh. Đánh giá của chuyên gia hiện tại cho thấy, trong khẩu phần ăn nên bao gồm EPA & DHA Omega-3 không dưới 1% chế độ ăn. Cho đến nay, nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng vẫn chưa hoàn thiện và chủ yếu tập trung vào một giai đoạn sống duy nhất. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nhu cầu đối với giai đoạn ấu trùng, giống và giai đoạn trưởng thành của tôm sẽ giúp khai thác triệt để tiềm năng của nghề nuôi đối tượng này.

 

Xu hướng giảm hàm lượng EPA và DHA trong thức ăn nuôi tôm thương mại gần đây đã được ghi nhận, mức giảm 16% từ năm 2014 đến năm 2016. Điều này có thể liên quan đến việc thay thế bột cá và dầu cá bằng các thành phần thực vật, bù đắp nó bằng phospholipid và protein.

 

Nếu bạn quan tâm đến tài liệu này, tải nó tại đây: https://www.veramaris.com/landing-page-oon-whitepaper-for-shrimp.html

 

Theo https://aquaasiapac.com