OIE xuất bản “nền tảng” (cornerstone) của các hệ sinh thái thủy sản bền vững

OIE xuất bản “nền tảng” (cornerstone) của các hệ sinh thái thủy sản bền vững

Tổ chức Thú y Thế giới (OIE – viết tắt của tiếng Pháp Office International des Epizooties) đã công bố một chiến lược toàn cầu chưa từng có về sức khỏe động vật thủy sản

Tổ chức Thú y Thế giới (OIE – viết tắt của tiếng Pháp Office International des Epizooties) đã công bố một chiến lược toàn cầu chưa từng có về sức khỏe động vật thủy sản - bao gồm cả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản - với sự hỗ trợ của 182 thành viên trong tuần này.

 

Tài liệu được soạn thảo nhằm hướng đến mục đích "bảo vệ sức khỏe của cuộc sống dưới nước và đảm bảo một tương lai bền vững cho tất cả mọi người" (to protect the health of life below water and ensure a sustainable future for all).

 

 

Đặt ấn phẩm vào bối cảnh, OIE đã đưa ra một thông cáo báo chí cho biết: “Mức tiêu thụ hải sản của con người đang lớn hơn bao giờ hết. Ngày nay, động vật thủy sinh là nguồn cung cấp protein chính cho hàng tỷ người trên thế giới. Ngoài ra, nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng lên khi dân số toàn cầu tiến tới mốc 10 tỷ người. Tuy nhiên, dịch bệnh động vật thủy sản tiếp tục đe dọa sự tăng trưởng bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản và do đó cũng đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta.

 

Do sự xuất hiện của các dịch bệnh mới có khả năng vẫn sẽ tiếp diễn, do các yếu tố như biến đổi khí hậu, các phương thức canh tác, nuôi trồng không bền vững hoặc buôn bán không được kiểm soát, việc quản lý cẩn thận sức khỏe của động vật thủy sản là rất quan trọng. Hầu hết các bệnh này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhưng cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái mở nơi các quần thể này thường sinh sống. Ví dụ, sự lây lan của một căn bệnh trên động vật lưỡng cư (chẳng hạn như ếch) được gọi là chytridiomycosis đã làm tổn hại đến đa dạng sinh học toàn cầu nhiều hơn bất kỳ căn bệnh nào khác được ghi nhận, gây ra cuộc khủng hoảng tuyệt chủng động vật lưỡng cư.

 

Hậu quả không kết thúc ở đây. Trên quy mô toàn cầu, dịch bệnh còn gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản trên 6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Hơn nữa, chúng còn đe dọa việc làm và thu nhập của gần 60 triệu người trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản.

 

Tổ chức Thú y Thế giới đã đi đầu trong việc bảo tồn những đóng góp đáng kể của động vật thủy sản, với sự hỗ trợ của mạng lưới các chuyên gia quốc tế của tổ chức này, phiên họp chung của OIE lần thứ 88 đánh dấu sự khởi động của chiến lược toàn cầu đầu tiên về sức khỏe động vật thủy sản: một lời kêu gọi hành động đầy tham vọng nhằm cải thiện tính bền vững của hệ thống sức khỏe động vật thủy sản.

 

Trong 5 năm tới, OIE sẽ tập hợp các thành phần khác nhau từ cộng đồng quốc tế, chẳng hạn như các Thành viên OIE, các chuyên gia, đối tác, các nhà ra quyết định (decision-maker) và khu vực tư nhân, để phối hợp hành động chung nhằm ứng phó với những thách thức mà ngành thủy sản gặp phải . Được hướng dẫn bởi chiến lược mới của mình, OIE sẽ tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn, xây dựng năng lực, phối hợp phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh cũng như cung cấp khả năng lãnh đạo và dẫn dắt.

 

Xem tài liệu đầy đủ tại đây: https://www.oie.int/app/uploads/2021/05/en-oie-aahs.pdf\

 

 

Nguồn: https://thefishsite.com/

 

Dịch bởi: NGỌC HÂN MAI – VPAS JSC