Nuôi cá chình ở Indonesia có thể đạt đỉnh cao đột phá
Mặc dù là món phổ biến nhưng không phải cứ muốn ăn cá chình là có được, lý do là vì các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản xuất cá chình không đơn giản và do giá khá cao.
Theo truyền thống, một số ít ngư dân đánh bắt cá chình ở các con sông nông thôn - cách xa vùng biển nơi chúng sinh sản. Tuy nhiên, do chúng như một mặt hàng cao cấp nổi tiếng, vì vậy một số doanh nhân và công ty hiện đang cố gắng nuôi loài cá này. Cá chình có giá trị cao so với các mặt hàng nước ngọt khác. Giá thành sản xuất cá chình thường dao động từ 90.000 - 120.000 IDR/kg (khoảng 143.000 – 190.662 đồng/kg). IDR là đơn vị tiền tệ của Indonesia, Rupiah Indonesia.
Hình món cá chình Ugani Nhật Bản
Giá bán tại trại của những loài này dao động từ 150.000 - 160.000 IDR/kg (238.000 – 255.000 đồng/kg) , trong khi bán lẻ, giá có thể lên tới 300.000 IDR / kg - điều này có nghĩa là lợi nhuận của người nuôi cá chình có thể ngang bằng với lợi nhuận nuôi tôm.
Một trong những công ty tại Indonesia tập trung vào việc nghiên cứu và sản xuất cá chình là PT Laju Banyu Semesta (Labas), có trụ sở tại Bogor, Tây Java. Tổng giám đốc, ông Angga Kurniawan, cho biết công ty ông đã tập trung nuôi cá chình trong hơn 10 năm qua. Ngoài giá trị của loài này, ông còn bị thu hút bởi nghề nuôi cá chình vì chúng là loài đặc hữu của Indonesia - không giống như các loài nuôi trồng thủy sản phổ biến khác như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi hay cá da trơn. Ngoài ra, ông cũng muốn cung cấp một loại hải sản chất lượng tốt cho người dân địa phương.
Ba giai đoạn nuôi cá chình
Quá trình nuôi bắt đầu từ giai đoạn cá chình thủy tinh. Cá chình thủy tinh thường được ngư dân đánh bắt ở các cửa sông, ở các khu vực như Sukabumi (Tây Java), Cilacap (Trung Java), Banyuwangi (Đông Java) và Sulawesi.
Kurniawan cho biết, ông phải mất khoảng 18 tháng để nuôi những con cá chình thủy tinh đạt đến kích cỡ 250 - 400 gram/con. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng nuôi cá chình vẫn còn nhiều rủi ro, nhất là giai đoạn đầu. Có ít nhất ba thách thức khi nuôi cá chình là tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGR).
Dựa trên nghiên cứu của riêng mình, Kurniawan đã phân chia rủi ro bằng cách nuôi cá chình ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai, cá chình được nuôi trên một hệ thống tương tự. Cả hai đều yêu cầu thực hành nuôi nghiêm ngặt, đặc biệt là trong quản lý nước. Nước phải không có mầm bệnh tiềm ẩn bằng cách sử dụng tia cực tím khử trùng trước khi thả giống. Sau khi thả cá chình, chất lượng nước được duy trì bằng áp dụng hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) và sục khí.
"Chúng tôi sử dụng tất cả các công cụ lọc trong RAS: sinh học, vật lý và hóa học. Chúng tôi cũng bổ sung vi khuẩn nitrat hóa, chẳng hạn như Nitrosomonas và Nitrobacter, trực tiếp vào bể nuôi. Chúng tôi cần những công cụ này để giảm mức amoniac. Với hệ thống này, chúng tôi chỉ bổ sung nước để thay thế lượng nước bị mất đi do bay hơi", ông giải thích.
Giai đoạn 1
Giai đoạn nuôi đầu kéo dài khoảng bốn tháng, từ giai đoạn lươn thủy tinh đến giai đoạn elver (3 gam). Trong giai đoạn này, cá chình được “chăm sóc như em bé”. Cá chình được nuôi hệ thống nhà kín để duy trì nhiệt độ ổn định và giảm mức độ ánh sáng, phù hợp với bản tính ăn đêm của cá. Cá bể nuôi giai đoạn này có cấu tạo bằng sợi thủy tinh, đường kính 1,25 m, mỗi bể chứa 600 - 1.000 gam cá.
Bên cạnh quản lý nước, quản lý thức ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cá chình thủy tinh vẫn còn phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên, chẳng hạn như trùn chỉ (Tubifex sp.). Thức ăn tự nhiên nên được trộn với thức ăn dạng sệt có hàm lượng protein rất cao (60%).
Hình cho cá chình ăn trong hệ thống bể nuôi RAS
“Về nguyên tắc, cá chình ăn bằng cách dựa vào khứu giác. Thức ăn dạng bột sẽ hòa tan nhanh hơn trong nước và có kết cấu mềm, giúp cá dễ dàng thích nghi với việc ăn hơn”.
Theo Kurniawan, quản lý thức ăn trước đây là một vấn đề khó khăn và ông ấy đã từng tự “chế tạo” loại thức ăn, nhưng giờ các loại thức ăn cá chình do Japfa Comfeed Indonesia phát triển đã giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Sử dụng hệ thống nuôi giai đoạn một như trên, cá đạt tỷ lệ sống lên 60 %, trong khi FCR vào khoảng 2.0. Ông ấy cho rằng những con số này làm cho hoạt động của ông ấy thành công về mặt tài chính - bây giờ vấn đề chỉ là làm thế nào để cải thiện hệ thống hơn nữa.
Giai đoạn 2
Hệ thống nuôi giai đoạn 2 tương đối giống giai đoạn 1, đường kính của các bể nuôi lớn hơn, từ 1,5 đến 2 mét và mật độ thả tăng lên 4-5 kg cá chình/bể. Sự khác biệt chính là giai đoạn này cá được cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn toàn với hàm lượng protein từ 50-55 %.
Giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng 7 tháng, khi đó lươn sẽ nặng khoảng 25 gram mỗi con. Kurniawan nói rằng tỷ lệ sống trong giai đoạn này khá cao, lý tưởng là 80 – 90 %.
Giai đoạn 3 – giai đoạn nuôi thương phẩm
Sau khi đạt 25 gam, cá chình bước vào giai đoạn nuôi thương phẩm. Ở giai đoạn cuối này, cá khỏe hơn và có thể thích nghi tốt với nhiều loại hệ thống nuôi. Chúng bao gồm hệ thống nuôi có dòng chảy, hệ thống tuần hoàn (RAS), hệ thống nước xanh và biofloc - ngoài trời hoặc trong nhà. Trọng tâm chính của giai đoạn nuôi thương phẩm là đảm bảo quản lý thức ăn tốt, sử dụng thức ăn có hàm lượng protein từ 40-45%.
Hình các bể nuôi cá chình thương phẩm của Angga
Cá chình thường cần khoảng 8 tháng trong giai đoạn cuối cùng này, lúc đó chúng phải đạt 250 - 400 gram/con - phạm vi kích thước phổ biến nhất đối với người tiêu dùng. Tỷ lệ sống trong giai đoạn nuôi thương phẩm thường là 90-95% và ông thả nuôi với mật độ 20 - 25 kg, trong ao 22,5 m3.
Ngoài việc phân chia các giai đoạn sản xuất, Kurniawan giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo mối quan hệ đối tác với nhiều người nuôi khác và ông thường bán 70-80% số cá của mình cho những nông dân khác để nuôi, tư vấn và hỗ trợ họ khi có nhu cầu.
Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh
Dựa trên kinh nghiệm của mình trong mười năm qua, Kurniawan tin rằng một hệ thống nuôi cá như vậy có thể được phát triển và nhân rộng bởi những người nuôi khác, qua đó tăng sản lượng địa phương và mang lại cho nông dân cơ hội đa dạng hóa.
Theo Kurniawan, điều quan trọng là xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ, bao gồm các yếu tố nghiên cứu, tiếp thị, hậu cần, cơ sở hạ tầng, quy định và huấn luyện
Năm 2019, sản lượng cá chình của Indonesia - cả đánh bắt và nuôi trồng - được ghi nhận ở mức tương đối khiêm tốn là 500 tấn. Trong khi đó, sản lượng cá chình toàn cầu từ nuôi trồng thủy sản là 269.000 tấn vào năm 2018, điều này cho thấy hoàn toàn có khả năng tăng cao sản lượng.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự xuất hiện của một hệ sinh thái kinh doanh được hình thành tốt, công ty cũng đang phát triển nhiều thử nghiệm khác nhau để làm cho cá chình có được thị trường rộng lớn hơn. Do đó, Labas hiện cũng phát triển các sản phẩm chế biến, chẳng hạn như kabayaki (nướng), shirayaki (nướng với gia vị) và philê đông lạnh.
Hình Angga bên tủ sản phẩm cá chình đông lạnh.
Ở Indonesia, cá chình có truyền thống gắn liền với các món ăn Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhìn về phía trước, Kirniawan hy vọng rằng cá chình có thể được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau để có thể tiêu thụ nhiều hơn trên quê hương mình. Ông cũng mong muốn giá cá có thể nên cao hơn. Trong đại dịch Covid-19, người tiêu dùng trong nước đã trở thành một thị trường rất quan trọng, sau các hạn chế thương mại ở nước ngoài.
Tác giả: Asep Bulkini
Asep đã viết về các vấn đề nuôi trồng thủy sản được năm năm và đã hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản được mười năm. Anh ấy có cả bằng MBA và BSc về nuôi trồng thủy sản tại Đại học IPB. Anh hiện đang sống và làm việc tại Jakarta, Indonesia.
Nguồn: https://thefishsite.com
Lược dịch bởi: THANH MAI – VPAS JSC
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass