Mặt tốt, mặt xấu và mặt tồi tệ của việc nuôi tôm

Mặt tốt, mặt xấu và mặt tồi tệ của việc nuôi tôm

Nếu bạn hỏi bất kỳ người nuôi nào trước năm 2015 ở Gujarat, họ sẽ nói tạo ra kết quả tốt trong nuôi tôm là một nghệ thuật. Chúng ta không học khi kiếm tiền. Tuy nhiên, khi bị thua lỗ, quá trình học tập lại bắt đầu. Đây là một sự trớ trêu trong nuôi tôm. Tôi muốn nhắc lại ở đây tầm quan trọng của việc thay thế trò chơi đổ lỗi bằng việc quản lý hoặc cân bằng nghệ thuật và khoa học nuôi tôm.

Manoj M Sharma nói rằng giải quyết trò chơi đổ lỗi về lý do tại sao bệnh tật xảy ra nên thực hiện bằng cách quản lý hoặc cân bằng nghệ thuật và khoa học của việc nuôi tôm.

 

Nếu 25 năm kinh nghiệm nuôi tôm đã dạy tôi điều gì thì đó là sự mở rộng nhanh chóng và không được kiểm soát tốt thường dẫn đến sự tàn lụi nhanh chóng và thảm khốc.

 

Tại công ty nuôi trồng thủy sản Mayank, tôi đã nuôi tôm hơn hai thập kỷ ở Gujarat (bang nuôi tôm lớn thứ hai ở Ấn Độ). Trong giai đoạn này, tôi đã theo dõi sự tăng trưởng của ao nuôi tôm, từ 1 ao đến 4.600 ao chỉ ở huyện Surat và 10.000 ao ở bang Gujarat. Sau đó, tôi đã thấy sự suy giảm do bệnh tràn lan ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm.

 

Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm và cách xử lý các vấn đề. Tôi đã xác định một số vấn đề lớn mà nghề nuôi phải đối mặt trong những năm qua. Trong số đó có tỷ lệ sống của tôm giống thấp hơn, tăng trưởng chậm hơn dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao hơn, tảo đột ngột nở hoa với sự thay đổi màu nước và sự dị hình trên tôm nuôi. Các loại bệnh bao gồm ruột trắng (white gut) và bệnh phân trắng (WFD), cũng như Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Tất nhiên, virus hội chứng đốm trắng (WSSV) vẫn là vấn đề lớn nhất.

 

 

Chú thích hình: Một trang trại mới của công ty Mayank được thiết kế hoàn chỉnh với 40% diện tích dùng cho hệ thống x lý nước. Diện tích ao là 0,5 héc ta/ao, chiều sâu mực nước 1,8m. Tất cả các ao đều có hệ thống lọc bốn bước và một hệ thống loại bỏ chất thải. Trang trại cũng có nhiều ao riêng biệt dành cho việc xử lý bùn thải. Tất cả các ao đều dùng máy cho ăn để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.


 

Những thất bại này thường được chỉ ra là do các vấn đề liên quan đến chất lượng nước và sức tải của hệ thống (carrying capacity). Chúng tôi đã có gần 30 năm nuôi tôm, nhưng vẫn chưa có phương pháp đáng tin cậy (reliable method) hay phương pháp khoa học (methodology) nào để tính toán các con số chính xác cho sức tải của hệ thống.

 

Liệu người nuôi đã sẵn sàng cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng?

 

Tại Gujarat, tôm sú là loài nuôi chính từ năm 1995 – 2009. Khi tôm chân trắng được mang đến đây, chúng tôi đã có đủ trình độ và công nghệ trong nuôi tôm sú. Toàn bộ các thiết lập cho việc nuôi con tôm sú của chúng tôi là trái tim, cơ thể và linh hồn cùng nhiều thứ khác, và nó bao gồm cả các nhà máy chế biến tôm của chúng tôi tại đây.

 

Khi tôm chân trắng được giới thiệu đến các trang trại nuôi tôm sú hiện có lúc đó, ban đầu tất cả đều diễn ra tốt đẹp. Năm 2010 chỉ với 2,2 tỷ tôm giống, các trang trại đã làm rất tốt với tỷ lệ sống 80%. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, tỷ lệ sống còn giảm xuống. Vào năm 2017, mặc dù Ấn Độ đã sản xuất 650.000 tấn tôm thịt bằng cách sử dụng 65 tỷ ấu trùng, tỷ lệ sống chỉ đạt 40%. Tôi tin rằng những quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác đã mắc phải sai lầm là thay đổi quá nhanh nếu không có các công cụ và bí quyết phù hợp.

 

Ban đầu, mọi người đổ tiền vào việc sản xuất tôm chân trắng trong giai đoạn 2011 đến 2015 tại Ấn Độ từ các nhà máy thức ăn đến các công ty cung ứng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật viên và và cả người nuôi. Vào cuối năm 2015 và 2016, chúng tôi bắt đầu phải đối mặt với nhiều vấn đề. Người nuôi rơi vào tình trạng bối rối. Họ bắt đầu chơi trò chơi đổ lỗi cho các vụ mùa thất bại trên tất cả các mặt trận - từ chất lượng con giống đến các vấn đề về thức ăn và dinh dưỡng, kiến ​​thức của kỹ thuật viên và thiếu an toàn sinh học trong quản lý trang trại.

 

Ở Gujarat, người nuôi dễ dàng chuyển từ nuôi tôm sú quy mô lớn sang nuôi tôm chân trắng ở quy mô tương đương. Chúng tôi là những người đầu tiên nói về việc nuôi tôm chân trắng, cách thức nuôi tôm sú vì tất cả các trang trại của chúng tôi được trang bị mật độ thả từ 10 đến 15 con giống/m2 và tôi là người đầu tiên thực hành nuôi tôm chân trắng trên quy mô dành cho nuôi tôm sú. Chúng tôi thậm chí đã đạt mật độ thả lên tới 19PL/m2 đối với tôm chân trắng trong năm 2015 và 2016. Tôm tại Gujarat thường đạt khoảng 30g/con đến 45g/con nhưng tăng trưởng bắt đầu chậm lại vào năm 2017, và tôm chân trắng không thể đạt kích cỡ thu hoạch từ 20 - 25g/con. Vào nửa đầu năm 2018, 85% ao bị ảnh hưởng bởi bệnh phân trắng, ký sinh trùng EHP gây chậm lớn và chạy “hội chứng chết chạy” (RMS). Nó dẫn đến việc thu hoạch khẩn cấp tôm trong khoảng 15g/con đến 20g/con.

 

Làm cách nào và tại sao điều này lại xảy ra theo chiều hướng đi xuống?

 

Tôi nhìn thấy hai yếu tố chịu trách nhiệm cho vòng xoáy đi xuống này là năng suất của ao nuôi so với khả năng tải lượng của nó cũng như số lượng và khoảng cách của các ao làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Tôi quy việc này cho sự phát triển các ao không có kế hoạch. Sau đó tôi đã so sánh một số khu vực bao gồm Dumas, Olpad và Mandroi.

 

Ngoài mật độ thả cao, các kiểu thời tiết biến động làm cho tình trạng ao trở nên trầm trọng hơn khi chúng ảnh hưởng đến độ mặn của nước, nhiệt độ nước và tải trọng hữu cơ. Các vấn đề với nhiệt độ nước làm tôm bị sốc. Ở nhiệt độ nước cao trên 33°C, chúng tôi đã phát hiện ra tôm bị cong thân và co cơ. Sau đó chúng tôi đã mặc định rằng sinh lý tự nhiên tôm không thể cho phép chúng bơi trong điều kiện nhiệt độ cao như vậy.

 

Hơn nữa, việc cho tôm thẻ ăn vào mùa hè trở thành một thách thức lớn. Theo kỹ thuật nuôi tôm sú, có rất nhiều thức ăn bị lãng phí vì chúng tôi cho ăn 3 – 4 lần/ngày mà không tính toán có bao nhiêu con tôm ăn cùng một lúc. Thức ăn dư thừa và phân tôm tích lũy dưới dạng hữu cơ ở đáy ao đã giúp mầm bệnh phát triển và dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh.

 

Tuy nhiên, việc sửa chữa được thực hiện nhanh chóng đi kèm với kiến ​​thức mới về mất cân bằng tải lượng hữu cơ, nhưng các giải pháp dài hạn đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn. Một ví dụ là giải pháp loại bỏ bùn ngắn hạn, được xem là câu trả lời khả thi với sự phát triển của “nhà vệ sinh” tôm (toilet cho tôm). Nhưng tôi tin rằng kiến ​​thức này không đầy đủ. Không nên đổ cùng một loại bùn vào cùng một nguồn nước vì nó quay trở lại trang trại của tôi hoặc của các ao “hàng xóm” của tôi trong cùng một con lạch. Khuyến nghị là cần một khu vực riêng để xử lý bùn thải hoặc tái chế thông qua xử lý.

 

Một nghiên cứu


 

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề của bệnh, tôi đã tiến hành một thí nghiệm ở bốn địa điểm khác nhau

 

- Một cái ao cũ với một con rạch cũ (OPOC);

- Ao mới, rạch cũ (NPOC);

- Ao mới, rạch mới có độ mặn cao (NPNC-HS); và

- Một ao mới, rạch mới có độ mặn thấp (NPNC-LS).

 

Tất cả các khía cạnh từ thức ăn, mật độ thả, con giống và cho ăn và cách thức quản lý trang trại là giống nhau, chỉ có nguồn nước và vị trí là các biến số duy nhất.

 

Kết quả từ OPOC cho thấy sự tăng trưởng chậm với 140 ngày nuôi (DOC) kích thước thu hoạch là 36 – 40 con/kg và tỷ lệ sống 62,5%. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) rất cao, kết thúc ở mức FCR = 1,8 vì chúng tôi bắt đầu mất dần sinh khối sau mỗi lần tôm lột xác. Đối với trường hợp NPOC cho thấy sự tăng trưởng trung bình, cỡ tôm thu hoạch 33 đến 37 con/kg,  tỷ lệ sống 75% tại DOC 133. Trong khi NPNC-HS cho thấy sự tăng trưởng chậm ở DOC 155, nhưng cũng cho kích cỡ thu hoạch tốt từ 40 đến 45 con/kg, tỷ lệ sống 90%.

 

Tôm chân trắng không chịu được độ mặn cao hoặc nhiệt độ trên 32°C nhưng tôm vẫn sống sót tốt ngay cả ở nhiệt độ cao tới 35°C vì nguồn nước rất sạch. Tuy nhiên, với trường hợp NPNC-LS cho thấy tôm có năng suất tăng trưởng cao đạt từ 38 đến 40 con/kg chỉ với 105 ngày nuôi, FCR là 1,15 và tỷ lệ sống 95%.

 

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rất rõ rằng điều quan trọng là tải lượng chất hữu cơ trong ao. Sức khỏe của tôm có liên quan trực tiếp đến nguồn nước. Để nuôi tôm thành công, chúng tôi thấy rất rõ ràng rằng khả năng tải lượng ao so với số lượng ao trên một con lạch cấp nước là một yếu tố quan trọng.

 

Chia sẽ thành công

 

Thông qua những kinh nghiệm này trong một phần tư thế kỷ, tôi đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc phát triển sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa những người nuôi tôm. Chúng tôi may mắn vì chúng tôi có một hiệp hội mạnh mẽ những người nuôi tôm chân trắng ở Gujarat.

 

Điều rất quan trọng đối với mọi người là hiểu có bao nhiêu ao có thể được vận hành trong một con lạch nhất định. Những vấn đề phải đối mặt là do người nuôi đã đầu tư số ao nuôi vượt quá khả năng chuyên chở của con lạch. Đó là quyết định tập thể của người nuôi tôm, họ đưa ra quyết định đúng đắn về việc vận hành ao để vượt qua tải trọng trên mỗi con lạch. Chúng tôi quyết định thực hiện với 50% công suất và luân canh các loại cây trồng, 50% còn lại được sử dụng cho vụ thứ hai. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng khi bạn liên kết với các câu lạc bộ hoặc nhóm nông dân, bạn có cơ hội thành công cao hơn vì bạn chia sẻ kiến ​​thức và thành công cùng nhau.

 

Nếu bạn hỏi bất kỳ người nuôi nào trước năm 2015 ở Gujarat, họ sẽ nói tạo ra kết quả tốt trong nuôi tôm là một nghệ thuật. Chúng ta không học khi kiếm tiền. Tuy nhiên, khi bị thua lỗ, quá trình học tập lại bắt đầu. Đây là một sự trớ trêu trong nuôi tôm. Tôi muốn nhắc lại ở đây tầm quan trọng của việc thay thế trò chơi đổ lỗi bằng việc quản lý hoặc cân bằng nghệ thuật và khoa học nuôi tôm.

 

Tiến sĩ Manoj M Sharma là giám đốc điều hành của công ty nuôi trồng thủy sản Mayank. Ông đã làm việc không ngừng nghỉ để hướng dẫn nông dân ở Gujarat về thực hành nuôi tôm tốt. Thành tựu mới nhất là các trang trại là đã đồng ý xoay vòng ao để quản lý dịch bệnh. Bang Gujarat đóng góp 10% sản lượng vào sản xuất tôm hàng năm ở Ấn Độ và nông dân được công nhận thực hành canh tác bền vững hơn so với các khu vực khác của Ấn Độ.

 

Nguồn: The good, the bad and the ugly side of shrimp farming -  An opinion article by Manoj M Sharma on settling the blame game in India – AQUACULTURE ASIA PACIFIC tháng 3-4/2019, volume 15, số 2.

 

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC