
Loài cá nhỏ nhưng ý nghĩa lớn
Viện Nghiên cứu Thủy sản của Bangladesh tại Santahar ở Bogra vừa cho biết họ tìm cách sinh sản nhân tạo cá batasi (Neotropius Atherinoides) lần đầu tiên.
Dự án được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Flood VM, dẫn đầu bởi Tiến sĩ David Rentu Das, người dự đoán rằng dự án sẽ mở đường cho việc nuôi trồng loài này trên diện rộng và mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể cho dân số ngày càng tăng của đất nước.
"Loài cá này rất giàu chất dinh dưỡng", ông nói trên tờ The New Nation. “Mỗi 100 gam cá ăn được chứa 610 miligam kali, 400 miligam canxi, 200 miligam magiê, 200 miligam mangan, 33 miligam sắt và 14 miligam kẽm. Và kẽm giúp tăng khả năng miễn dịch”.
Tờ The New Nation cũng cho biết Viện nghiên cứu hiện đang có các chương trình nhân giống cho 14 trong số 64 loài cá nhỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong nước.
Nguồn: https://thefishsite.com/
Dịch bởi: NGỌC HÂN MAI – VPAS JSC
- Robins McIntosh - Liệu khủng hoảng tôm có thể đảo ngược được không?
- Oceanloop mở rộng nuôi tôm trong nhà
- Robins McIntosh - Sự gia tăng bệnh tôm
- Phát hiện virus đốm trắng trong 24 giờ
- Thị trường cá rô phi toàn cầu
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản