Liệu có thể dùng chung acid hữu cơ và chế phẩm sinh học không?

Liệu có thể dùng chung acid hữu cơ và chế phẩm sinh học không?

Acid hữu cơ cũng tạo ra môi trường acid thấp trong đường ruột vật nuôi, và đó là môi trường cực đoan với các vi sinh vật gây hại vốn thích hợp với pH cao hơn. Do đó, các vi sinh vật hữu ích có lợi thế hơn nhiều so với các chủng vi khuẩn gây bệnh trong môi trường hệ tiêu hóa.

Acid hữu cơ (click để xem thêm về acid hữu cơ) được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực thú y với mục đích kháng khuẩn (và nhiều thế kỷ cho mục đích bảo quản thực phẩm), sau đó được áp dụng cho ngành thủy sản với cùng mục đích. Không thể phủ nhận rằng acid hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm cá, thậm chí nó còn được định hướng như là một giải pháp thay thế kháng sinh trong thói quen sử dụng phòng bệnh tôm, cá của người nuôi trong 60 ngày đầu.

 

Trong khi đó, các chế phẩm sinh học được hiểu là các vi sinh vật sống có ảnh hưởng tích cực đến đường ruột của vật nuôi. Hầu hết các chế phẩm sinh học là các vi sinh vật lactic, gram dương, chịu được môi trường acid và tiết ra acid lactic (cũng là một acid hữu cơ).

 

Một câu hỏi được đặt ra là liệu có thể dùng chung các chế phẩm sinh học và acid hữu cơ hay không?

 

Các acid hữu cơ xâm nhập tế bào vi khuẩn, phân ly thành H+ và làm acid hóa chất tế bào và làm rối loạn quá trình sinh lý, trao đổi chất của vi khuẩn. Vì vậy, vi khuẩn cần phải dùng năng lượng để “bơm” H+ ra khỏi tế bào, quá trình này nếu diễn ra liên tục (tức có đủ acid hữu cơ trong đường ruột) thì tế bào vi khuẩn sẽ chết hoặc ít nhất là có tác động ức chế sự phát triển.

 

Acid hữu cơ cũng tạo ra môi trường acid thấp trong đường ruột vật nuôi, và đó là môi trường cực đoan với các vi sinh vật gây hại vốn thích hợp với pH cao hơn. Do đó, các vi sinh vật hữu ích có lợi thế hơn nhiều so với các chủng vi khuẩn gây bệnh trong môi trường hệ tiêu hóa.

 

Các nhà khoa học đã từng thí nghiệm chứng minh đối với một số loại acid hữu cơ xem chúng tác động thế nào trên các loại vi khuẩn và vi sinh vật hữu ích, kết quả thật đáng khích lệ vì các vi sinh vật hữu ích thường chỉ bị tiêu diệt với liều acid hữu cơ gấp vài lần đến hàng chục lần so với các vi khuẩn gram dương và có hại.

 

Mặc dù vậy, việc trộn chung acid hữu cơ và chế phẩm sinh học trong cùng một khẩu phần ăn, trong một cử đối với nuôi thủy sản dường như vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể chứng minh rằng việc này có thực sự hiệu quả không vì rõ ràng acid hữu cơ diệt vi khuẩn và cả vi sinh vật không có tính chọn lọc.

 

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại acid hữu cơ khác nhau với hàm lượng khác nhau và pH khác nhau, tương tự vậy là nhiều chủng vi sinh vật hữu ích khác nhau. Không thể biết được loại acid hữu cơ nào, sản phẩm acid hữu cơ thương mại nào, và các chủng vi sinh vật hữu ích nào có thể tương thích nhau một cách tích cực để có thể quyết định trộn chung cùng nhau trong một cử ăn cho tôm cá, trừ khi nó được nghiên cứu, thử nghiệm cụ thể trên từng loại.

 

Chiến lược an toàn nhưng hiệu quả

 

Từ nhiều năm nay, người nuôi tôm biết cách sử dụng phối hợp acid hữu cơ và chế phẩm sinh học để phòng bệnh đường ruột và thậm chí chữa trị hiệu quả các bệnh về đường ruột - đặc biệt là phân trắng – trong một phác đồ tổng hợp kèm theo các thủ thuật cần thiết.

 

Giải pháp này được thực hiện dựa trên chiến lược là dùng acid hữu cơ trước và trong một hoặc hai cử ăn riêng biệt để diệt khuẩn gây bệnh trong đường ruột nhiều nhất có thể (hoặc cũng có thể diệt tất cả) và tạo ra môi trường acid thấp sẵn sàng trong hệ tiêu hóa, các cữ kế tiếp được bổ sung các vi sinh vật sống (chủ yếu là Bacillus subtilis, Bacillus sp.) với liều cao, liên tục cho các cử còn lại.

 

Qui trình trên được lập đi lập lại 5 – 7 ngày, cứ mỗi một ngày sau đó, acid hữu cơ được bổ sung thêm vào khẩu phần giúp duy trì một môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích và liên tục ức chế hoặc tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

 

Vì vậy, lời khuyên cho người nuôi thủy sản là trong khi chưa chắc chắn về việc có nên trộn chung acid hữu cơ và vi sinh vật sống trong một cữ hay không thì cách tốt nhất là cứ tiếp tục thực hiện một chiến lược hiệu quả và đã được chứng minh như trên.

 

Giải pháp OGARES phòng và trị bệnh phân trắng

 

Giải pháp này được công ty VPAS kiểm nghiệm và ứng dụng hiệu quả đối với các trường hợp bệnh đường ruột, đặc biệt là phân trắng, trong 02 năm qua và được trình bày tóm tắt như bên dưới.

 

Trong quy trình tập trung vào chiến lược phối hợp acid hữu cơ và chế phẩm sinh học, OGARES tập trung vào 02 sản phẩm chủ lực là ORGANICID (hỗn hợp acid hữu cơ mạch trung bình ưu thế, mạnh mẽ nhất trong khả năng kháng khuẩn) và RESCUE với chủng Bacillus đặc hiệu có thể tương thích hoàn hảo với ORGANICID.

 

 

Các thủ thuật chữa trị quan trọng

 

- Chữa trị sớm khi tôm còn ăn mạnh.

 

- Giảm cho ăn và giãn thời gian cho ăn giữa các cữ là bắt buộc vì nó sẽ giúp giảm áp lực môi trường ngay lập tức và đảm bảo tôm ăn nhanh để đưa được thuốc vào cơ thể nhanh nhất. Thủ thuật này xếp loại 1, ưu tiên tuyệt đối trong phác đồ mới có hy vọng chữa phân trắng.

 

- Không trộn nhiều sản phẩm khác nhau trong phác đồ điều trị để tránh trường hợp phản tác dụng.

 

- Cải thiện môi trường nuôi tích cực để giúp tôm có môi trường sống tốt, qua đó có thể giảm stress và tăng khả năng đề kháng bệnh.

 

Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC