Đèn LED xanh giúp cá bơn tăng trưởng tốt hơn?

Đèn LED xanh giúp cá bơn tăng trưởng tốt hơn?

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết ánh sáng đèn LED màu xanh thúc đẩy sức ăn và sự tăng trưởng cho cá bơn (flounder).

Tỉnh Oita ở miền nam Nhật Bản là nơi nuôi và cung cấp nhiều cá bơn nhất cả nước nhờ một kỹ thuật nuôi thương phẩm mới và sáng tạo, kỹ thuật này hứa hẹn khả năng cung ứng cá bơn sẽ còn tăng cao hơn nữa.

 

Đèn LED màu xanh lá cây đang được triển khai tại tỉnh này trong các cơ sở nuôi cá bơn. Dưới ánh sáng màu xanh lá cây, cá bơn có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng hơn, trong khi các bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ được áp dụng để điều chỉnh việc giải phóng hormone trung melanin (MCH - melanin-concentrating hormone), một chất điều chỉnh cảm giác thèm ăn trong não, khiến cá ăn nhiều hơn.

 

Tiến sĩ Akiyoshi Takahashi thuộc Đại học Kitasato cho biết, “Chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm với cá bơn Verasper moseri (barfin flounder) trong các bể khác nhau. Những con được nuôi trong bể sáng lớn nhanh hơn những con trong bể tối. Chúng tôi muốn xem liệu các bước sóng cụ thể có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay không và kiểm tra tác động của ánh sáng xanh lam, xanh lục và đỏ, tương ứng với các màu cơ bản. Kết quả là màu xanh lá cây thể hiện tính hiệu quả cao nhất ”.

 

 

Hình một cơ sở nuôi cá bơn dưới ánh đèn màu xanh tại Nhật Bản

 

Takahashi và nhóm của ông phát hiện ra rằng dưới ánh sáng xanh, cá bơn Verasper moseri, cá bơn Paralichthys olivaceus (olive flounder), cá bơn Verasper variegatus (spotted halibut), và cá bơn Pseudopleuronectes yokohamae (marbled flounder) bơi tích cực hơn. Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến hành vi kiếm ăn, cá di chuyển mạnh mẽ hơn khi chúng ăn. Nghiên cứu với cá bơn Verasper moseri cho thấy sự tăng trưởng cũng được kích thích trong điều kiện nhiệt độ nuôi tiêu chuẩn (14,9 độ C hoặc 58,8 độ F) và thấp hơn (khoảng 6,6 độ C hoặc 43,9 độ F). Việc chặn ánh sáng ngoài trời cũng tỏ ra có hiệu quả.

 

Chúng tôi cũng đã thử nghiệm với cá hồi vân, cá tráp biển đỏ và cá tráp đuôi vàng nhưng ánh sáng xanh dường như không có nhiều tác dụng. Nghiên cứu khác cho thấy rằng ánh sáng xanh có hiệu quả khi nuôi cá mú răng dài (Epinephelus bruneus - longtooth grouper) ở nhiệt độ thấp, vì vậy chúng ta có thể cần xác định màu hiệu quả nhất cho các loài khác nhau.

 

Ông nói: “Dưới ánh sáng xanh, trọng lượng của cá bơn tăng nhanh hơn 1,6 lần so với các phương pháp nuôi tiêu chuẩn, vì vậy các trang trại có thể giảm thời gian nuôi và xuất xưởng sản phẩm của họ sớm hơn. “Đổi lại, chi phí điện và nhân công có thể được cắt giảm. Cần phải nghiên cứu thêm nhưng vì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, nên cũng có thể tiết kiệm chi phí thức ăn ”.

 

 

Hình cá bơn nuôi dưới ánh sáng LED màu xanh và ánh sáng thường trong cùng thời gian

 

Hầu hết ấu trùng các loài cá đều cực kỳ nhạy cảm với các điều kiện nuôi. Thị lực của chúng thay đổi trong quá trình phát triển, điều này ảnh hưởng đến khả năng kiếm ăn của chúng. Ánh sáng không chính xác có thể làm giảm tỷ lệ bắt mồi thành công và ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chúng. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã lưu ý, ánh sáng trong môi trường tự nhiên của cá là ánh sáng mà nó thoải mái nhất. Điều này cũng rất quan trọng, và cả ba yếu tố ánh sáng - chu kỳ quang, cường độ và quang phổ - phải được tính đến trong quá trình nuôi.

 

Nếu ánh sáng xanh cũng có thể nâng cao giá trị sản xuất của các loại cá đắt tiền hơn như cá nóc hoặc cá tầm, các trang trại sẽ thu được lợi nhuận kha khá, và nếu chúng ta có thể ăn những loại cá này với giá thấp hơn, văn hóa ăn cá của Nhật Bản chắc chắn sẽ lan rộng hơn nữa.

 

Theo www.globalseafood.org