Chống lại EMS/AHPND không cần dùng “thuốc”

Chống lại EMS/AHPND không cần dùng “thuốc”

Tôm được cho ăn khẩu phần có FeedKind, một loại protein vi sinh vật mới do Calysta sản xuất, đã được chứng minh là có khả năng chống lại Vibrio parahaemolyticus – nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND (EMS).

Thực tế nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã phải đối mặt với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính từ nhiều năm qua, đó là một trong những thách thức vi khuẩn lớn nhất và hiện có rất ít phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh này, ngoài thuốc kháng sinh - vốn không được người tiêu dùng ưa chuộng và không bền vững về lâu dài.

 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Thái Lan tin rằng việc đưa FeedKind vào khẩu phần ăn của tôm có thể giúp bảo vệ tôm thẻ chân trắng chống lại bệnh, sau các thử nghiệm trong đó có tới 100% bột cá trong khẩu phần ăn của tôm được thay thế bằng protein bột của từ vi khuẩn Methylococcus capsulatus.

 

Các thử nghiệm cũng chứng minh rằng loại protein mới không ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng hoặc tỷ lệ sống của tôm được nuôi trong điều kiện thử nghiệm.

 

Kết quả của các thử nghiệm rất có ý nghĩa vì hai lý do chính:

 

Lý do thứ nhất: FeedKind là sự thay thế khả thi cho 100% bột cá trong khẩu phần ăn của tôm. Bột cá là một nguồn tài nguyên hữu hạn đã được khai thác nhiều bởi ngành thức ăn thủy sản và việc sử dụng 3/4 nguồn cung cấp bột cá trên thế giới là một trong những chỉ trích lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu - đặc biệt là ngành nuôi cá hồi và tôm - vì vậy việc áp dụng một giải pháp thay thế bền vững sẽ được hoan nghênh.

 

FeedKind cũng có lợi thế so với các nguồn protein khác, chẳng hạn như đậu nành. Một lợi ích bổ sung của việc sản xuất bột vi khuẩn methanotroph là nó sử dụng ít hơn 0,01% diện tích đất và khoảng 10% “nước xanh” (blue water) so với sử dụng để sản xuất protein đậu nành, nâng cao các thông tin về tính bền vững của nó.

 

Ly do thứ hai: FeedKind bảo vệ tôm chống lại AHPND/EMS. Bệnh này là một mối quan tâm lớn đối với ngành nuôi tôm, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, các đợt bùng phát thường xuyên xảy ra ở các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á, trong đó tỷ lệ chết vượt quá 70% và thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

 

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị EMS và các bệnh do Vibrio khác nhưng chúng đã bị cấm rộng rãi (Liu và cộng sự 2017). Mặt khác, bột vi khuẩn methanotroph được trộn trong thức ăn trong quá trình sản xuất tại nhà máy thức ăn chăn nuôi, cung cấp một phương pháp hiệu quả hơn để nâng cao kích thích miễn dịch.

 

Mặc dù đầy hứa hẹn, nhưng các tác giả nói thêm rằng cần có các nghiên cứu bổ sung để xác nhận kết quả của nghiên cứu hiện tại trong điều kiện nuôi thực tế.

 

Theo https://thefishsite.com