Chất lượng và tỷ lệ sống của tôm giống được sản xuất từ con cái cắt mắt và không cắt mắt

Chất lượng và tỷ lệ sống của tôm giống được sản xuất từ con cái cắt mắt và không cắt mắt

Cắt mắt tôm mẹ vẫn là một hành động thực hành tiêu chuẩn ở hầu hết các trại giống trên toàn thế giới khi cho tôm sinh sản, nhưng việc này ngày càng bị chỉ trích vì tác động của nó đến tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, sinh lý tôm bố mẹ và chất lượng của con giống.

Cắt mắt tôm mẹ vẫn là một hành động thực hành tiêu chuẩn ở hầu hết các trại giống trên toàn thế giới khi cho tôm sinh sản, nhưng việc này ngày càng bị chỉ trích vì tác động của nó đến tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, sinh lý tôm bố mẹ và chất lượng của con giống.

 

Sức đề kháng, khả năng chống chịu của tôm giống đối với các thách thức dịch bệnh trong các trang trại nuôi phụ thuộc một phần vào chất lượng tôm bố mẹ và di truyền. Về mặt lý thuyết, những con cái không bị cắt mắt sẽ thể hiện tình trạng tổng thể tốt hơn những con bị cắt mắt. Tôm mẹ bị cắt mắt khi cho sinh sản có nguy cơ chấn thương thể chất, căng thẳng, mất cân bằng sinh lý và giảm khả năng miễn dịch.

 

 

Sức khỏe của tôm bố mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của đàn con của chúng. Tôm giống được sinh sản từ những con cái không bị cắt mắt trong các trại sản xuất giống thương mại có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ sống, đặc biệt là trong giai đoạn chúng bị căng thẳng, chẳng hạn như trong giai đoạn đầu của vụ nuôi hoặc nghiêm trọng hơn, khi tiếp xúc với mầm bệnh như Vibrio parahaemolyticus, gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND và/hoặc virus hội chứng đốm trắng (WSSV), gây ra bệnh đốm trắng.

 

Bên dưới là kết quả nghiên cứu so sánh chất lượng tôm giống từ những con cái không cắt mắt và cắt mắt được thực hiện bởi nhiều tác giả tại Thái Lan. Các tác giả xin cảm ơn Labeyrie Fine Foods, Benchmark Animal Health, SyAqua Siam và Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu vì đã đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu đổi mới này; cảm ơn Seajoy Cooke đã hỗ trợ các công trình nghiên cứu ban đầu liên quan đến chủ đề sinh sản tôm không cần cắt mắt.

 

 

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 

Khi tiến hành gây nhiễm mầm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/EMS), kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm giống từ bố mẹ không bị cắt mắt đạt 70,4%, cao hơn nhiều so với tôm giống từ bố mẹ bị cắt mắt - chỉ đạt 38,8%.

 

Kết quả cũng cho thấy rằng việc cắt mắt có thể mang lại những chi phí tiêu cực tiềm ẩn qua việc giảm tỷ lệ sống của tôm giống khi gặp phải thách thức của mầm bệnh hiện diện trong môi trường. Các chi phí tổn thất này không thể hiện rõ ràng cho đến khi tôm giống được thả vào các trang trại nuôi.

 

Các trại giống hoạt động mà không cắt mắt tôm mẹ có thể phải mua thêm tôm cái cái để bù đắp năng suất sinh sản (do tôm cái cắt mắt thì có sức sinh sản tốt hơn và sản lượng Nauplii ổn định hơn, điều này có lợi nhất định về mặt thương mại), mặc dù trước đây đã có các báo cáo cho thấy năng suất nauplii có thể được duy trì thông qua việc cải thiện và quản lý tốt khẩu phần dinh dưỡng cho tôm bố mẹ.

 

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy tôm giống từ những con cái không bị cắt mắt có khả năng chống chọi tốt với các bệnh thường gặp, có nghĩa là tỷ lệ sống cao hơn và qua đó giảm chi phí với các phương pháp điều trị đắt tiền (và thường không hiệu quả) như dùng kháng sinh, hóa chất và các chất điều trị đắt tiền. Cách tiếp cận này làm giảm khả năng thiệt hại về tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành và đặc biệt là đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ, đảm bảo nuôi tôm là một lựa chọn sinh kế khả thi.

 

Mặc dù tôm giống được sản xuất từ con cái không cắt mắt có thể có giá thành cao hơn vì chúng chất lượng hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, người nuôi có thể xem việc mua con giống từ bố mẹ không cắt mắt là một phần của chiến lược quản lý và an toàn sinh học toàn diện, qua đó cải thiện năng suất trong thời gian bùng phát dịch bệnh mà không cần dùng đến các biện pháp điều trị tốn kém và kém hiệu quả hơn.

 

 

Tác giả: Simão Zacarias, Ph.D. Daniel Fegan Siriroj Wangsoontorn, Ph.D. Nitrada Yamuen, MSc. Tarinee Limakom, MSc. Andrew Davie, Ph.D. Stefano Carboni, Ph.D. Matthijs Metselaar, DVM, Ph.D. David C. Little, Ph.D. Andrew P. Shinn, Ph.D.

 

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/

 

Lược dịch bởi: Đại Dương – VPAS JSC