Cập nhật bệnh DIV1 trên tôm ở Trung Quốc

Cập nhật bệnh DIV1 trên tôm ở Trung Quốc

Tờ nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng phát hành ngày 12.04 đã đăng tin náo động về việc ngành công nghiệp nuôi tôm ở Đồng Bằng Châu Giang Trung Quốc bị bùng phát dịch bệnh DIV1. Dịch bệnh xảy ra vào tháng 2 năm 2019, tuy nhiên đã giảm bớt vào mùa hè do nhiệt độ tăng. Tháng 2 năm nay, dịch bệnh tái diễn và gây thiệt hại nặng nề.

GIỚI THIỆU

 

Tờ nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng phát hành ngày 12.04 đã đăng tin náo động về việc ngành công nghiệp nuôi tôm ở Đồng Bằng Châu Giang Trung Quốc bị bùng phát dịch bệnh DIV1. Dịch bệnh xảy ra vào tháng 2 năm 2019, tuy nhiên đã giảm bớt vào mùa hè do nhiệt độ tăng. Tháng 2 năm nay, dịch bệnh tái diễn và gây thiệt hại nặng nề.

 

Ông Li, thuộc tập đoàn truyền thông Trung Quốc www.fishfirst.cn cho rằng báo cáo này đã phóng đại sự bùng phát dịch bệnh DIV1 ở Trung Quốc. Ông nhận thấy dịch bệnh diễn ra hàng năm, nhưng năm nay, nó nghiêm trọng hơn một chút, có thể là do sự thay đổi khí hậu và cách quản lý. Các tác giả đã thử khảo sát các đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực chuẩn đoán bệnh, sản xuất giống và trại nuôi tôm để thu thập một số quan điểm về DIV1.

 

DIV1 (Decapod iridescent virus 1) , ban đầu được đặt tên là CQIV (Cherax quadricarinatus iridovirus) hoặc SHIV (Shrimp Hemocyte Iridescent Virus), lần đầu tiên xuất hiện trên tôm càng và tôm thẻ chân trắng, cả tôm lớn và nhỏ ở Trung Quốc vào năm 2014. Những triệu chứng của tôm thẻ chân trắng nhiễm DIV1 gồm dạ dày và ruột trống ở tất cả tôm bị bệnh và một phần tôm bị bệnh có triệu chứng bề mặt và mặt cắt gan tụy nhạt màu và mềm vỏ. Một phần ba tôm có hiện tượng đỏ thân (xem hình bên dưới). Tôm sắp chết mất khả năng bơi lội và chìm xuống đáy ao. Các triệu chứng và tỉ lệ tử vong được quan sát trên tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh từ giai đoạn tôm con đến trưởng thành trong phòng thí nghiệm.

 

Zalo

 

Dấu hiệu lâm sàng tôm thẻ chân trắng nhiễm DIV1 so với đối chứng. (a) Hình ảnh bên ngoài của tôm. (b) Hình ảnh cắt lát khối gan tụy

 

Các triệu chứng lâm sàng của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii nhiễm bệnh gồm: xuất hiện khu vực tam giác màu trắng khác biệt dưới chủy tôm, gan tụy teo, nhạt màu và có màu vàng, dạ dày và ruột rỗng (xem hình bên dưới) và một số tôm sắp chết có hiện tượng cơ thịt hơi trắng và râu bị đứt, gãy.

 

Zalo

 

Hình 1: Triệu chứng lâm sàng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii nhiễm DIV1 tự nhiên. (A) Hình dạng tổng thể tôm nhiễm bệnh trong nước. (B) Cận cảnh phần đầu ngực. Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực màu trắng dưới chủy tôm. Mũi tên màu trắng cho thấy gan tụy teo, nhạt màu và vàng.

 

Theo tiến sĩ Huang Jie, cựu nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu thủy sản Hoàng Hải ở Thanh Đảo, Trung Quốc, hiện đang giữ chức vụ Tổng giám đốc Mạng lưới trung tâm NTTS Châu Á - Thái Bình Dương (NACA) ở Băng Cốc, Thái Lan, DIV1 có thể gây tỉ lệ chết cao (trên 80%) ở tôm thẻ chân trắng P. vannamei và tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii . Tuy nhiên, thời gian để tôm nhiễm DIV1 có tỉ lệ chết 50% là 8 ngày, gấp đôi thời gian so với tôm nhiễm virus đốm trắng.

 

Tiến sĩ Huang cho biết rằng NACA đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp vào ngày 25 tháng 01 năm 2020. Srisala và cộng sự thuộc Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTECH), Băng Cốc, Thái Lan đã cảnh cáo DIV1 cũng được phát hiện trên tôm sú P.monodon được đánh bắt ở Ấn Độ Dương. Các nhà nghiên cứu tin rằng dịch bệnh không có khả năng lan truyền đến Ấn Độ Dương và để tôm nhiễm bệnh hiện diện đáng kể trong quần thể tôm Sú Ấn Độ Dương đơn giản bằng cách vận chuyển tôm tự nhiên trong 3 năm. Họ đã khuyến cáo tôm sú được đánh bắt tự nhiên từ Ấn Độ Dương để sử dụng làm tôm bố mẹ phải được kiểm tra bằng PCR trước khi dùng để sản xuất giống. Tiến sĩ Huang cũng đề cập đến cuộc điều tra gần đây của họ cho thấy nhuyễn thể đông lạnh và giun nhiều tơ dương tính thấp với DIV1. Tiến sĩ Lộc Trần của phòng thí nghiệm Shrimp Vet ở Việt Nam đã phát hiện DIV1 trong máu giun nhiều tơ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là một mối quan tâm về an toàn sinh học, bởi vì tôm bố mẹ được cho ăn bằng giun nhiều tơ nhiễm bệnh có thể dẫn đến ấu trùng tôm (postlarva) bị nhiễm DIV1 được thả ra ao nuôi.

 

TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

 

Tiến sĩ Huang cho biết rằng Bộ Nông Nghiệp và Nông Thôn Trung Quốc đã mở rộng Chương trình giám sát mục tiêu quốc gia về dịch bệnh trên động vật thủy sản có bao gồm bệnh DIV1 từ năm 2017. Chính phủ đã công bố kết quả giám sát trong báo cáo thường niên về Sức khỏe vật nuôi thủy sản ở Trung Quốc (phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh). Báo cáo nêu rõ trong 1255 mẫu tôm được thu thập từ 871 trại nuôi ở 15 tỉnh thành Trung Quốc thì có 12.2% bị nhiễm DIV1 vào năm 2018. Dữ liệu cho thấy số lượng tôm nhiễm DIV1 ở miền Nam Trung Quốc cao hơn Miền Bắc. Ông nghi ngờ bệnh DIV1 đã tồn tại một khoảng thời gian dài trong môi trường.

 

Hiện nay, ở Quảng Đông Trung Quốc, vụ sản xuất mùa đông đã qua gần hết và các hộ nuôi đã bắt đầu thả lại giống cho vụ sản xuất tiếp theo. Virus được phát hiện chủ yếu ở Đồng Bằng Châu Giang, tỉnh Quảng Đông. Một công ty nổi tiếng ở Trung Quốc đã báo cáo trong tuần này về kết quả chẩn đoán từ 209 mẫu được thu thập ở Miền Nam Trung Quốc như sau:

 

- Bệnh phân trắng (WFD): 7 mẫu dương tính, chiếm 3%

 

- Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 2 mẫu dương tính, chiếm 1%

 

- Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP): 37 mẫu dương tính, chiếm 18%

 

Bệnh DIV1: 36 mẫu dương tính, chiếm 17%

 

Dữ liệu trên không đủ để đưa ra kết luận, nhưng chúng cho thấy tỷ lệ mắc DIV1 ở miền Nam Trung Quốc có thể đã tăng từ khoảng 10% vào năm 2018 lên 17% vào năm 2020.

 

Tiến sĩ Lộc Trần của Shrimp Vet Việt Nam cho hay “ Chúng tôi nhận thấy bệnh DIV1 gây chết tôm xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Hiện tại, dường như mầm bệnh đã trở nên ổn định trong môi trường. Thông thường, lượng tôm chết mỗi ngày nằm khoảng 1-2%, dẫn đến tỉ lệ sống khá thấp khi thu hoạch.”

 

SỰ QUẢN LÝ

 

Cũng như các loại virus gây bệnh khác trên tôm, bệnh DIV1 không có biện pháp điều trị. Tiến sĩ Huang cho biết đã thành lập ban Cố Vấn Dịch Bệnh DIV1 trên trang web NACA. Cố vấn khuyến cáo việc thiết lập hệ thống an toàn sinh học là biện pháp cơ bản để phòng và kiểm soát bệnh DIV1. Cần xây dựng qui trình an toàn sinh học thích hợp để giảm thiểu việc lây nhiễm và lan truyền bệnh DIV1. Ở cấp độ quốc gia, các chương trình giám sát ở các nước chuyên sản xuất tôm càng và tôm chân trắng cần thực hiện chiến lược đối phó dịch bệnh sớm. Tất cả tôm bố mẹ nhập khẩu phải được nhập từ các cơ sở được chứng nhận không nhiễm mầm bệnh cụ thể và thể hiện rõ bầy tôm được kiểm tra âm tính với DIV1. Ở cấp độ nuôi vỗ tôm bố mẹ, một số quan sát viên đã báo cáo rằng, việc sử dụng tôm bố mẹ địa phương nhiều hơn trong các trại giống Trung Quốc trong năm nay, do những thách thức về việc nhập khẩu tôm bố mẹ trong cuộc khủng hoảng Covid 19. Tôm bố mẹ được nuôi trong ao có nguy cơ nhiễm DIV1 cao hơn và nên tránh. Ở cấp độ trại sản xuất giống, việc lây truyền theo chiều dọc chưa được chứng minh, nhưng cũng rất đáng ngờ. Tiến sĩ Huang khuyên rằng dịch bệnh có thể lây truyền qua đường miệng một cách dễ dàng vì vậy việc nhiễm virus chủ động hoặc các loài động vật giáp xác nhiễm bệnh đều có thể gây bệnh cho tôm con các giai đoạn (larva, postlarva, juvenile) và tôm trưởng thành. Tất cả các loại thức ăn của trại giống, đặc biệt là giun nhiều tơ tươi nên được kiểm tra hoặc xử lý để đảm bảo chúng không nhiễm DIV1. Ở cấp độ trại nuôi, tôm PL nên được kiểm tra trước khi thả vào ao để đảm bảo chúng không nhiễm DIV1. Không có nghiên cứu xác định vật chủ trung gian chứa DIV1 trong môi trường và thời gian bao lâu để virus tồn tại được bên ngoài vật chủ cũng chưa được chứng minh. Các qui trình vận hành cho trại nuôi nên bao gồm phơi khô và xử lý ao thích hợp giữa các chu kỳ, khử trùng nguồn nước cấp, kiểm soát vấn đề di chuyển trang thiết bị và con người và giám sát dịch bệnh thường xuyên.

 

Nguồn:

Update on DIV1 Shrimp Disease in China được thực hiện bởi George Chamberlain, Kevin Yuan, and Jerry Shi

 

Dịch bởi: Hương Lê - VPAS JSC