Cải thiện thương mại di truyền giống thủy sản bằng tinh trùng đông lạnh
Sản lượng đánh bắt tự nhiên đang giảm sút trong khi sản lượng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng. Tuy nhiên, công nghệ nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản vẫn còn thua xa ngành công nghệ nuôi động vật trên cạn. Vì vậy thế giới cần phải có những cải tiến nhiều hơn để nâng cao sản lượng, giúp giải quyết nhu cầu protein ngày càng cao trên toàn thế giới.
Một trong những công nghệ tiên tiến đã được công bố bởi tiến sĩ Damien Paris của đại học JCU (James Cook University) là kỹ thuật đông lạnh tinh trùng các động vật giáp xác như cua, tôm càng, tôm hùm và cá chẽm, sau đó sẽ được sử dụng để thụ tinh cho cá thể cái.
Tiến sĩ cho biết, không phải tất cả tinh trùng con được cũng đều có chất lượng như nhau, vì vậy việc chọn lọc tinh trùng chất lượng cao sẽ giúp cải thiện sản lượng đáng kể của ngành.
Phó giáo sư Damien Paris từ Phòng thí nghiệm Gamete và Phôi thai (GAME) của JCU cho biết sản lượng cá đánh bắt tự nhiên đã đi ngang kể từ cuối những năm 1980, với hơn 50% lượng thủy sản trên thế giới - lên tới 82 triệu tấn, trị giá hơn 250 tỷ đô la Mỹ - bây giờ đến từ nuôi trồng thủy sản.
“Mặc dù vậy, công nghệ chăn nuôi trong nuôi trồng thủy sản còn kém xa so với công nghệ nuôi trên cạn. Tiến sĩ Paris cho biết cần có những cải tiến trong quản lý tôm bố mẹ và trại giống để tăng cường sản xuất nếu ngành công nghiệp này có thể hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về protein động vật.
Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn sơ khai trong nhiều loài nuôi trồng thủy sản.
Theo Tiến sĩ Paris, đông lạnh tinh trùng giúp cải thiện việc thương mại và phân phối trên toàn thế giới các tính trạng di truyền nuôi trồng thủy sản có giá trị. Cùng với thụ tinh nhân tạo, nó có thể tái sử dụng các gen quan trọng, đưa chúng trở lại con cái để cải thiện khả năng kháng bệnh, tăng tính đa dạng di truyền từ tôm bố mẹ đánh bắt tự nhiên hoặc tăng tốc nhân giống chọn lọc.
Tiến sĩ Paris cho biết: “Cần phải có các công cụ theo dõi khả năng sinh sản tiên tiến và công nghệ chăn nuôi được hỗ trợ nếu các trang trại của Úc tiếp tục cạnh tranh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang thay đổi nhanh chóng.
Tiến sĩ Paris đã hợp tác với các nhà nghiên cứu khác như Giáo sư Dean Jerry, Phó giáo sư Chaoshu Zeng, Adrien Marc, Jon Irish Aquino và Nur Un Nesa, cũng như các đối tác trong ngành Mainstream Aquatology và Australian Crayfish Hatchery để tiên phong phát triển công nghệ tinh trùng, trứng và phôi cho ngành cá chẽm và giáp xác.
Theo thefishsite.com
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass