Cá mặt trăng -  Ocean Sunfish - Mola Mola

Cá mặt trăng - Ocean Sunfish - Mola Mola

Khi cá Mola sưởi nắng cũng chính là lúc nó mở tiệc thết đãi những con mòng biển. Chim mòng biển ăn ký sinh trùng trên mình cá Mola, còn khi ở dưới nước, những con cá nhỏ thường bao quanh để giúp cá mặt trăng loại bỏ sự bực bội và ngứa ngáy.

Loài cá có thân ngắn, dẹp và gần như không có đuôi khi mới nhìn lướt qua, hình dáng của chúng cũng khiến chúng ta liên tưởng đến một quả bóng hoặc như mặt trăng, vì thế tên của chúng là cá mặt trăng, người ta cũng gọi nó bằng một cái tên khác là Mola (do tên La tinh của nó là Tetraodon mola), nhưng tên tiếng anh của nó lại là Ocean Sunfish (Cá mặt trời ở đại dương), có lẽ là do tập tính của loài: Cá mặt trăng hay bơi lên mặt nước, lật nghiêng để sưởi ấm não và mắt bằng ánh nắng mặt trời.

 

Cá Mola là loài cá có xương cứng lớn nhất, chúng có thể đạt chiều dài đến 5,5 mét và nặng trên 2 tấn, chúng cũng giữ kỷ lục về số trứng một lần đẻ: 300 triệu quả. Vì thân hình đồ sộ, đầu thì nhỏ, nên phần lớn thời gian chúng “thả trôi” tự do theo dòng nước.

 

 

Khi cá Mola sưởi nắng cũng chính là lúc nó mở tiệc thết đãi những con mòng biển. Chim mòng biển ăn ký sinh trùng trên mình cá Mola, còn khi ở dưới nước, những con cá nhỏ thường bao quanh để giúp cá mặt trăng loại bỏ sự bực bội và ngứa ngáy.

 

Sứa, tảo biển là thức ăn khoái khẩu của cá Mola.

 

Khi còn nhỏ cá Mola sống thành đàn, nhưng lớn lên thì lại thích một cuộc đời cô độc.

 

Thịt cá Mola là món ngon của người Đài Loan, Nhật Bản, nhưng ở Châu Âu thì cấm ăn thịt loài này. Phần ngon nhất của nó sẽ được làm sashimi hoặc sushi, những phần vụn khác được đem tẩm bột chiên giòn, ăn kèm với nước sốt.

 

Mặc dù đẻ đến vài trăm triệu trứng một lần, và phân bố rộng khắp đại dương từ ôn đới đến nhiệt đới, nhưng cá Mola vẫn thuộc loại hàng quí hiếm.

 

Bạn đã từng thưởng thức món cá mặt trăng chưa?