Cá bớp (cá giò)
Danh pháp
Tên khoa học: Rachycentron canadum
Tên thương mại: Cobia
Tên tiếng anh: Cobia, crabeater, cubby yew, cabio, bonito, sergeantfish, black kingfish, black salmon, kingfish, lemonfish, ling, prodigal son, runner
Tên tiếng Pháp: Cabilo, Mafou
Tên tiếng Đức: Offiziersfisch
Tên tiếng Ý: Eglefino
Tên tiếng Nhật: Sugi
Tên tiếng Tây Ban Nha: Bonito, cobie, pejepalo, bacalao
Ngoài ra còn các tên khác tại các quốc gia khác nhau như: Aruan tasek, gabus laut, Jaman (Malaysia), Bacalhau, foguesteiro-galego, Ndjika, Peixe-sargento (Bồ Đào Nha), goada, Kumi nu’aakhr, seekel, segel, seheeha, sikel, sikin (Ả rập), Kadal-viral (Tamil), mondoh (Javanese), Okakala (Phần Lan), Rachica (Ba Lan), takho (Somali)……
Thành phần dinh dưỡng
Calories: 87, Fat Calories: 6, Tổng béo: 0.64 gam, béo bão hòa: 0.12 gam, Cholesterol: 40 mg, Natri: 135 mg, đạm: 19 gam, Omega 3: chưa xác định.
Đặc điểm chung
Cá bớp được coi là một loại cá tuyệt vời và được đánh giá cao bởi những người câu cá giải trí. Đó là một loài cá mạnh mẽ và hết sức thú vị khi chúng mắc câu. Ở Mỹ, cá bớp được đánh bắt thương mại bằng “lưới pao” (loại lưới dồn cá vào chỗ hẹp), lưới rê (hoặc lưới bén) và lưới kéo (pound nets, gill nets, and seines). Cá bớp thường được đánh bắt với số lượng nhỏ do chúng sống đơn độc. Nó là một loại “cá thực phẩm” tốt cho con người và thường được bán trên thị trường ở dạng tươi sống, đông lạnh hoặc hun khói.
Vì mặt lưng của cá có 7-9 gai, mỗi gai lõm xuống thành rãnh, rất nhọn và to, nên cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với những con cá mạnh mẽ này để tránh bị thương.
Cân nặng kỷ lục của cá bớp là 135 pound (61 kg), nhưng trọng lượng phổ biến có thể đạt đến 50 pound (23 kg). Chiều dài từ 20-47 inches (50-120 cm), với chiều dài tối đa là 79 inches (200 cm). Tuổi tối đa quan sát được của cá bớp ở Vịnh Mexico lần lượt là 9 và 11 tuổi đối với cá đực và cá cái trong khi ở ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina tuổi tối đa là 14 và 13 tuổi. Con cái đạt đến độ thành thục sinh dục khi 3 tuổi và con đực lúc 2 tuổi ở vùng Vịnh Chesapeake. Cá bớp ở những nơi khác trên thế giới có thể trưởng thành sớm hơn.
Là loài phàm ăn, cá bớp thường ăn thịt cả con mồi. Chúng là loài động vật ăn thịt, ăn động vật giáp xác, động vật chân đầu (mực, bạch tuột) và các loài cá nhỏ như cá đối, cá chình, cá hồng, cá trích... Thức ăn ưa thích là cua, do đó nó cũng có tên là “crabeater”.
Cá bớp là dòng cá có vảy, tuy nhiên vảy của chúng rất nhỏ và cứng tập trung nhiều ở phần gáy lưng (khu vực gần đầu).
Cá bớp là dòng cá thường sống đơn độc, chúng chỉ tập trung sống thành bầy khi đến mùa sinh sản. Cá bớp cũng có thể đi theo đàn từ 3-100 con, săn mồi trong những chuyến di cư ở vùng nước nông dọc theo bờ biển.
Sinh sản
Cá bớp hình thành những đàn lớn, sinh sản vào ban ngày từ tháng 6 đến tháng 8 ở Đại Tây Dương gần Vịnh Chesapeake, ngoài khơi Bắc Carolina vào tháng 5 và tháng 6, và ở Vịnh Mexico trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Tần suất sinh sản là 9-12 ngày/đợt, và từ 15-20 lần đẻ trứng trong khoảng thời gia đó.
Trong quá trình sinh sản, cá bớp trải qua những thay đổi về màu sắc cơ thể từ nâu sang dạng sọc ngang nhạt, chúng đẻ trứng và phóng tinh trùng ra vùng nước. Cá bớp cũng đã được quan sát thấy đẻ trứng ở các cửa sông và vịnh cạn. Trứng cá bớp có hình cầu, đường kính trung bình 1,24mm. Ấu trùng được phóng thích khoảng 24-36 giờ sau khi thụ tinh. Những ấu trùng này dài 2,5 mm và thiếu sắc tố. Năm ngày sau khi nở, miệng và mắt phát triển, cho phép cá con có thể kiếm ăn tích cực. Cá con có thể có một vệt màu vàng nhạt, kéo dài theo chiều dài của cơ thể. Đến ngày thứ 30, cá con trông giống cá bớp trưởng thành với hai dải màu chạy từ đầu đến đuôi cá con.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng của các bớp bao gồm nhiều loại sán lá, giun tròn, và các loài giáp xác…. Ba mươi cá thể của một loài sán lá duy nhất, Stephanostomum pseudoditrematis, đã được tìm thấy trong ruột của một con cá bớp lấy từ Ấn Độ Dương. Sự xâm nhập của giun tròn Iheringascaris inquies khá phổ biến trong dạ dày của cá bớp.
Phân bố
Cá bớp được tìm thấy nhiều nhất tại các vùng biển nhiệt đới thuộc phía đông và Tây của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trừ các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, các bớp được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc…
Tham khảo:
- https://www.floridamuseum.ufl.edu
- https://www.seafoodsource.com/seafood-handbook
- https://baokhuyennong.com
Biên soạn bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC
- Bạch tuộc thủy tinh cực hiếm ở Thái Bình Dương
- Nuôi sam biển từ trứng
- Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Thunnus thynnus)
- Con người thử thai khiến con ếch tuyệt chủng
- 7 câu chuyện dân gian về các loài cá trên khắp thế giới
- Mực bánh bao - Mực lùn (Bobtail squid)
- Mực Ma Cà Rồng (Vampire Squid)
- Abalone - Bào Ngư