7 câu chuyện dân gian về các loài cá trên khắp thế giới

7 câu chuyện dân gian về các loài cá trên khắp thế giới

Giá trị của cá, từ việc cung cấp thức ăn cho đến những câu chuyện đầy cảm hứng, chỉ là một lý do tại sao việc bảo vệ chúng và đảm bảo chúng luôn dồi dào từ thế hệ này sang thế hệ khác là vô cùng quan trọng.

Tôi luôn tôn trọng và đánh giá cao văn hóa dân gian. Là một người kể chuyện, phần tôi thích nhất khi kể chuyện là chúng xuyên thời gian. Tôi thích nó khi hai người đến với nhau để trao đổi kinh nghiệm trong quá khứ hoặc hạt giống từ trí tưởng tượng của riêng họ, và chu kỳ kể chuyện cứ lặp lại, lặp lại. Truyện cũng có sức mạnh đặc biệt là lưu giữ trong trí nhớ qua nhiều thế hệ. Những câu chuyện này có thể minh họa các giá trị của nền văn hóa, dạy các bài học cuộc sống của các thế hệ trước và/hoặc chỉ đơn giản là mang lại sự thú vị, hài hước mà mọi người đều có thể tham gia.

 

Là thành viên của Roger Arliner Young (RAY) Marine Conservation Diversity trong Chương trình Bảo tồn Cá tại Ocean Conservancy (làm việc về chính sách nghề cá và kể chuyện), cùng với việc tôi thường xuyên tìm kiếm những câu chuyện để tiếp tục học hỏi một cách khiêm tốn về thế giới, tôi đã tìm cách thu thập chuyện về những chú cá vui nhộn, những câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới để chia sẻ với bạn.

 

Dưới đây là các câu chuyện dân gian ngắn hoặc là truyền thuyết về các loài cá trên khắp thế giới:

 

Trung Quốc – Cá Koi: biểu tượng của sự kiên trì, quyền lực và sức mạnh

 

Truyền thuyết Trung Quốc kể về chuyến đi của một đàn cá Koi lớn, đó là một loài cá đặc biệt không bao giờ bỏ cuộc. Tỏa sáng rực rỡ như những viên ngọc được đánh bóng ở sông Hoàng Hà, một đàn cá Koi đã cùng nhau bơi ngược dòng bằng mọi sức lực của chúng.

 

Chúng bơi ngược dòng chảy mạnh của con sông và cố gắng vượt qua một thác nước. Một số con cá không thể chịu đựng được thử thách, vì vậy chúng quay lại và để dòng sông đưa chúng quay lại hạ nguồn. Các vị thần chứng kiến ​​nỗ lực của chúng và tiếp tục nâng cao thác nước — ngày càng có nhiều nhiều con cá quay lại hạ nguồn hơn.

 

 

Sau một trăm năm bơi ngược dòng, cuối cùng một con cá Koi đã lên đến đỉnh thác. Các vị thần đã nhận ra sự bền bỉ của loài cá Koi này và biến nó thành một con rồng vàng, biểu tượng của quyền lực và sức mạnh, do đó con thác còn được gọi là Cổng Rồng (Dragon Gate).

 

Brazil, Úc và cận Nam Cực: Nàng tiên cá

 

Một trong những sinh vật quen thuộc nhất trong tưởng tượng về đại dương, nàng tiên cá (hay merfolk) xuất hiện trong vô số câu chuyện dân gian ở nhiều quốc gia khác nhau.

 

Từ Amazonas, Brazil là câu chuyện về một chiến binh bản địa trẻ tuổi tên là Iara. Vì sức mạnh và kỹ năng chiến binh hàng đầu của mình, cô được coi là giỏi hơn các anh trai của mình và các anh trai của cô trở nên ghen tị với cô. Một ngày nọ, cô biết rằng mạng sống của mình đang bị đe dọa, vì vậy cô đã chạy đến Nơi gặp gỡ của các vùng nước, điểm hợp nhất của Rio Solimões (sông Amazon) và Rio Negro.

 

Một kẻ săn đuổi đã đuổi theo Iara và ném cô xuống sông, tuy nhiên con cá đã cứu Iara và biến cô thành một nàng tiên cá tuyệt đẹp. Kể từ ngày đó trở đi, Iara thu hút đàn ông bằng vẻ đẹp và giọng hát của mình, chỉ để ném họ xuống sông - giống như khi cô bị ném xuống sông vào một đêm định mệnh đó. Mọi người trên Amazonas vẫn nói về việc nhìn thấy cô ấy dọc theo bờ Rio Solimões.

 

Thuật ngữ Yawkyawk, có nghĩa là "linh hồn phụ nữ trẻ", xuất phát từ ngôn ngữ Kunwinjku/Kunwok - vùng đất Tây Arnhem ở Úc. Yawkyawks là những sinh vật cư trú gần các dòng nước ngọt và được truyền miệng là chúng có đuôi của loài cá và mái tóc dài giống như những đám tảo nở rộ. Yawkyawks đôi khi được mô tả bởi các nghệ sĩ trong nghệ thuật thị giác.

 

 

Ningen là một sinh vật sống dưới nước trong văn hóa dân gian hiện đại. Bắt nguồn từ các diễn đàn trực tuyến vào giữa những năm 2000, các thủy thủ và ngư dân Nhật Bản nhớ lại đã chứng kiến ​​sinh vật hình củ to lớn, màu trắng lang thang trên vùng biển của vùng cận Nam Cực. Cái tên “Ningen” được cho là bắt nguồn từ thuật ngữ “ningyo”, có nghĩa là “cá người” (human fish), một sinh vật giống nàng tiên cá trong văn hóa dân gian truyền thống của Nhật Bản.

 

Zambia và Namibia: Tại sao hà mã không ăn cá?

 

Chuyện dân gian tại các quốc gia châu Phi này kể rằng một con hà mã và Đấng tạo hóa đã tạo ra nó có một thỏa hiệp. Ban đầu, đấng tạo hóa chỉ định hà mã sống trên cạn, tuy nhiên do mong muốn được ngâm mình trong làn nước mát lạnh và làm dịu đi làn da khô ráp của mình, một con hà mã đã xin phép đấng tạo hóa cho phép nó sống trên mặt nước.

 

 

Đấng tạo hóa và các loài động vật dưới nước khác đã rất lo lắng rằng hà mã sẽ ăn hết cá bằng cái miệng khổng lồ của nó. Hà mã đã hứa sẽ chỉ ăn thực vật và không bao giờ ăn một con cá nào. Và rồi đấng tạo hóa đã đồng ý và cho phép hà mã được sống dưới nước.

 

Cho đến ngày nay, hà mã dùng chân để trải phân của mình nhằm chứng tỏ với Đấng Tạo Hóa rằng không có mảnh xương cá nào trong phân của nó.

 

Hãy luôn giữ lời hứa là ý nghĩa của câu chuyện này.

 

Na Uy: Sự trở lại của chiếc nhẫn vàng

 

Truyền thuyết Na Uy này là một biến thể của câu chuyện phổ biến về chiếc nhẫn vàng bị mất, câu chuyện cũng có các nước khác như Ấn Độ, Ý và Hàn Quốc.

 

Một thương gia và vợ anh ta làm việc chăm chỉ trong trang trại ở một ngôi làng tên là Klauva và thề nguyện rằng sẽ không bao giờ nghèo. Một lần nọ, người vợ đã cãi nhau với một người lái thuyền sau khi người lái thuyền cho rằng bất cứ ai cũng có thể trở nên nghèo. Người vợ bày tỏ rằng việc mất đi của cải không thể nào diễn ra giống như việc không thể nào có lại chiếc nhẫn vàng mà cô ấy ném xuống biển ngay sau khi nói điều đó.

 

 

Một ngày nọ, một người dân đến Klauva đề nghị bán cá. Người vợ mua một con cá tuyết lớn, và người dân trong làng dùng dao mổ nó ra. Một chiếc nhẫn vàng rơi dưới chân cô! Cô bàng hoàng nhận ra đó chính là chiếc nhẫn mà cô đã ném xuống biển từ lâu.

 

Một vài năm sau đó, người thương gia và vợ của anh ta chuyển ra khỏi Klauva như là kết quả của sự đánh mất số mệnh may mắn của họ.

 

Bài học là gì? Vận may luôn có thể thay đổi.

 

Lãnh thổ tổ tiên của người Menominee (Wisconsin và Michigan), Hoa Kỳ: Tộc trưởng, Nai sừng tấm và Catfish

 

Trong câu chuyện truyền thống của dân tộc Menominee, một tù trưởng già đã nhìn thấy một đàn cá trê ở dưới nước. Ông ấy kể cho chúng nghe về chuyện một con nai sừng tấm thường đến mép nước để ăn cỏ.

 

 

Vị tù trưởng hướng dẫn đàn cá trê canh chừng con nai sừng tấm để chúng cùng nhau tấn công con nai sừng tấm và cùng nhau ăn thịt nó. Cá trê đồng ý với đề nghị của ông ấy.

 

Cá trê bơi tán loạn trên mặt nước. Khi con nai sừng tấm đến mép nước, tù trưởng đâm ngọn giáo của mình vào chân con nai sừng tấm và con nai sừng tấm hét lên trong đau đớn. Nai sừng tấm nhìn thấy cá trê xung quanh chân nó, con nai sừng tấm giẫm đạp lên chúng vì nghĩ rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho ngọn giáo.

 

Đây là lý do tại sao đầu cá trê “bẹp dúm” như bạn thấy ngày nay - chúng chưa bao giờ hồi phục sau khi bị nai sừng tấm giẫm vào đầu.

 

Có một số lượng lớn các câu chuyện về cá là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của các vùng biển (và nước ngọt) trên khắp thế giới. Giá trị của cá, từ việc cung cấp thức ăn cho đến những câu chuyện đầy cảm hứng, chỉ là một lý do tại sao việc bảo vệ chúng và đảm bảo chúng luôn dồi dào từ thế hệ này sang thế hệ khác là vô cùng quan trọng.

 

Nguồn: https://oceanconservancy.org/

 

Lược dịch bởi: NGỌC HÂN MAI – VPAS JSC