Bột ấu trùng ruồi lính đen cho tôm chân trắng

Bột ấu trùng ruồi lính đen cho tôm chân trắng

Thay thế tới 20% bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen có thể cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của tôm, tăng khả năng kháng AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) mà không có tác động tiêu cực nào khác.

Tôm thẻ chân trắng là loài nuôi trồng thủy sản nổi bật trên toàn cầu hiện nay. Trong những năm qua, nghề nuôi tôm chân trắng bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh gây ra tỷ lệ tử vong và mất mát đáng kể, chẳng hạn như hội chứng phân trắng (WFS), hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (EMS, AHPND), ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan tiêu hóa của tôm bị nhiễm bệnh và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để cải thiện sức khỏe đường ruột của tôm, bao gồm cả việc sử dụng các thành phần thức ăn chăn nuôi mới.

 

Một số nghiên cứu đã đánh giá việc cho tôm thẻ chân trắng chế độ ăn dựa trên bột côn trùng, bao gồm từ Mealworms (Tenebrio molitor - hình 1), nhộng tằm (silkworm pupae - Bombyx mori - hình 3) và ruồi lính đen (Black Sodier Fly - BSF, Hermetia illucens - hình 2). BSF là loài động vật hoại sinh (động vật kiếm ăn bằng cách hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan từ các sản phẩm phân hủy và thối rữa hữu cơ), ấu trùng của nó rất giàu protein và lipid, và nó cũng được coi là một nguồn protein thay thế đầy hứa hẹn cho nghề nuôi thủy sản.

Một số nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của BSF trong việc thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. Một số nhà nghiên cứu báo cáo rằng các phản ứng tăng trưởng được quan sát thấy nếu lượng bột cá được thay thế bằng bột ấu trùng ruồi lính đen không quá 25%. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng việc thay thế bột cá bằng bột BSF dưới 30% trong khẩu phần không ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, bột ấu trùng ruồi lính đen trong chế độ ăn đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột của các thủy sản.

 

Bài viết này trình bày về nội dung “đánh giá hiệu quả của bột ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) đế hiệu suất tăng trưởng, sức khỏe đường ruột và khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng.

 

 

Thí nghiệm được tiến hành tại Đại học Đại dương Quảng Đông, Trạm Giang, Trung Quốc. Chế độ ăn cơ bản được thực hiện với thức ăn chứa 25% bột cá và các khẩu phần với bột cá được thay thế bằng bột BSF theo tỷ lệ 10, 20 và 30% tổng lượng bột cá; các chế độ ăn này được gọi là FM, BSF10, BSF20 và BSF30, tương ứng. Ngoài ra, dầu cá, dầu đậu nành, lecithin đậu nành đã được giảm dần để cân bằng mức lipid thô trong bốn khẩu phần. Một số axit amin thiết yếu đã được bổ sung vào chế độ ăn có thành phần BSF để có được cấu hình axit amin tương tự như chế độ ăn FM.

 

 

Kết quả

 

Kết quả cho thấy tôm tăng trưởng tốt hơn nhờ thay thế 20% bột cá bằng bột BSF và việc thay thế 30% bột cá làm giảm đáng kể trọng lượng thu hoạch, tỷ lệ tăng trọng và tốc độ tăng trưởng cụ thể của tôm. Do hàm lượng lipid cao (10 đến 40%), bột BSF thường được chế biến bằng phương pháp tách dầu thành các thành phần giàu protein để giảm thiểu nguy cơ oxy hóa chất béo.

 

Việc sử dụng BSF đã khử chất béo trong thức ăn cho tôm cũng đã được nghiên cứu. BSF đã khử chất béo có thể thay thế tới 60% bột cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tăng trưởng cũng như khả năng chống oxy hóa và miễn dịch của tôm. Điều này cho thấy sự ức chế hiệu suất tăng trưởng khi bổ sung hàm lượng cao bột BSF vào khẩu phần ăn của tôm có thể là do thành phần axit béo trong BSF.

 

Trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi, thành phần axit béo của BSF rất giàu axit lauric, nhưng rất ít EPA và DHA so với FM. Lipid không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng chính và là chất mang các vitamin tan trong chất béo mà còn là thành phần của màng tế bào và là tiền chất của nhiều chất chuyển hóa quan trọng.

 

Các protein côn trùng khác cũng đã được nghiên cứu trong khẩu phần ăn của tôm, bao gồm cả tằm (Bombyx mori). Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng việc thay thế 75% bột cá bằng bột tằm đã khử chất béo không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng, nhưng lượng bột tằm cao hơn sẽ dẫn đến tổn thương gan tụy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chế độ ăn với bột BSF đối với sức khỏe đường ruột vẫn chưa được biết rõ.

 

Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Để đánh giá tác động của chế độ ăn có BSF đối với khả năng chống nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra AHPND, chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm cảm nhiễm để so sánh khả năng kháng bệnh của tôm được ăn thức ăn có chứa các mức bột BSF khác nhau. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sống của tôm được nuôi bằng BSF10 cao hơn đáng kể so với tôm được nuôi bằng bột cá sau khi nhiễm bệnh, điều này cho thấy rằng việc thay thế BSF bằng 10% bột cá có thể cải thiện sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng đối với V. parahaemolyticus.

 

Ngoài khả năng bảo vệ miễn dịch của tôm, hệ vi sinh vật đường ruột còn được phát hiện có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Chúng tôi đã kiểm tra hệ vi sinh vật đường ruột của tôm được nuôi bằng chế độ ăn FM, BSF20 và BSF30, và kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về sự đa dạng của cộng đồng vi sinh vật đường ruột ở tôm được nuôi bằng chế độ ăn FM, BSF20 và BSF30. Ở cấp độ ngành, Proteobacteria là vi khuẩn phổ biến nhất trong ruột tôm, tiếp theo là Bacteroidetes, Firmicutes và Actinobacteria, phù hợp với kết quả được báo cáo bởi các nhà nghiên cứu khác. Dựa trên kết quả của chúng tôi, sự gia tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại cho thấy rằng chế độ ăn BSF20 có thể cải thiện cộng đồng vi khuẩn đường ruột của tôm thẻ chân trắng.

 

Theo https://www.globalseafood.org