Bệnh chết bí ẩn do virus trên tôm chân trắng (VCMD)

Bệnh chết bí ẩn do virus trên tôm chân trắng (VCMD)

Căn cứ tài liệu ban hành bởi NACA vào tháng 5 năm 2020 mô tả về bệnh chết bí ẩn của tôm do virus, chúng tôi cung cấp tóm tắt vài thông tin cơ bản về bệnh này đến cho người nuôi tôm Việt Nam.

Căn cứ tài liệu ban hành bởi NACA vào tháng 5 năm 2020 mô tả về bệnh chết bí ẩn của tôm do virus, chúng tôi cung cấp tóm tắt vài thông tin cơ bản về bệnh này đến cho người nuôi tôm Việt Nam.

 

DẤU HIỆU LÂM SÀNG 

 

Tôm nhiễm bệnh có thể nhận biết ban đầu bằng một hay nhiều dấu hiệu bên dưới, tuy nhiên tôm bệnh cũng có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

 

Biểu hiện trong ao nuôi (Chẩn đoán cấp 1)

 

- Hầu hết tôm nuôi trong ao có dấu hiệu lờ đờ ở đáy ao và chết. Biểu hiện này có thể thấy hàng ngày.

 

- Tỉ lệ chết cao khi có thay đổi nhanh về nhiệt độ, đặc biệt trên 28 độ C.

 

Biểu hiện của tôm bệnh (Chẩn đoán cấp 1)

 

Tôm nhiễm bệnh có thể thấy những dấu hiệu sau:

 

- Gan tụy teo và hoại tử (hình 1 & 2)

 

- Ruột và dạ dày trống

 

- Vỏ mềm

 

- Tăng trưởng chậm

 

- Trong nhiều trường hợp, phần cơ bụng bị trắng đục và hoại tử (hình 1 & 2)

 

Zalo

 

Hình 1: VCMD trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Mũi tên màu trắng cho thấy gan tụy teo và màu sắc nhợt nhạt. Mũi tên màu đen chỉ các đoạn cơ bụng có màu trắng đục. (Nguồn: QL Zhang)

 

Zalo

 

Hình 2: VCMD trong thử nghiệm tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh (P.vannamei). Mũi tên màu trắng cho thấy gan tụy tẹo và nhợt nhạt so sánh với tôm bình thường có gan tụy đen (đầu mũi tên trắng). (Nguồn: QL Zhang)

 

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

 

VCMD được gây ra bởi loài nodavirus gây chết bí ẩn (CMNV), một loại virus RNA sợi đơn đã được phân loại trong họ Nodaviridae.

 

CÁC BỆNH TƯƠNG TỰ

 

- Bệnh hoại tử cơ do virus (IMNV)

 

- Bệnh trắng đuôi (nhiễm Penaeus vannamei nodavirus)

 

VẬT CHỦ (VẬT MANG MẦM BỆNH)

 

Động vật giáp xác là loài dễ cảm nhiễm với nodavirus gây chết bí ẩn bao gồm tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei , tôm he Trung Quốc ( P. chinensis), tôm he Nhật Bản ( P. japonicus), tôm sú ( P. monodon), tôm càng xanh ( Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm nước ngọt ( Procambarus clarkii), tôm gai ( Exopalaemon carinicauda), cua ma ( Ocypode cordimanus), ( Diogenes edwardsii), ( Corophium sinense), ( Parathemisto gaudichaud) và ( Tubuca arcuate). Các loài cá, bao gồm Cá bống ( Mugilogobius abei), Cá vàng ( Carassius auratus) và Cá bơn vỉ ( Paralichthys olivaceus) cũng có thể dễ nhiễm virus, theo kết quả từ ISH.

 

SỰ HIỆN DIỆN BỆNH Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Các mẫu tôm được thu thập từ Trung Quốc phát hiện dương tính với CMNV bằng kỹ thuật RT-PCR, ISH. Các mẫu tôm thu thập từ Thái Lan được phát hiện dương tính với CMNV.

 

DỊCH TỂ HỌC

 

- Nhiễm CMNV thường xảy ra ở giai đoạn 30-80 ngày sau khi thả giống, với tỉ lệ chết tăng lên đến 80%. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể xảy ra ở giai đoạn 10-20 ngày sau khi thả giống vào ao nuôi thương phẩm. Trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng phát hiện bằng Kit CMNV cũng được ghi nhận trong các trang trại nuôi.

 

- Lan truyền theo chiều ngang thông qua ăn thịt đồng loại.

 

- CMNV lan truyền theo chiều dọc qua tinh và trứng ở tôm gai Exopalaemon carinicauda (Liu và cộng sự, 2017).

 

- Một số loài giáp xác hoang dã trong ao nuôi là vector mang mầm bệnh (Liu và cộng sự, 2018).

 

- Các loài chim di cư, côn trùng sống trong nước và con người cũng được xem là vector cơ học mang mầm bệnh.

 

LÂY TRUYỀN THEO CHIỀU NGANG

 

Mười một loài không xương sống trong ao tôm đã được phát hiện dương tính với CMNV bằng phương pháp RTnPCR hoặc RT-LAMP. Trong đó bao gồm Artemia trưởng thành thuộc loài ( Artemia sinica), con hà ( Balanus sp.), luân trùng ( Brachionus urceus), amphipod ( Corophium sinense), hàu Thái Bình Dương ( Crassostrea gigas), ốc mượn hồn ( Diogenes edwardsii), trai ( Meretrix lusoria), còng ( Ocypode cordimundus), còng ( Tubuca arcuata) và một loài động vật giáp xác thuộc gammarid chưa được định danh.

 

Tác giả: Chuyên gia, Tiến sĩ Quinli Zhang, Phòng thí nghiệm bệnh học phân tử và kiểm soát dịch bệnh sinh vật, Viện Nghiên cứu Thủy Sản Hoàng Hải, Học viện khoa học Thủy sản Trung Quốc.

 

NguồnNACA

 

Lược dịch bởiHương Lê - VPAS JSC