Báo cáo chỉ ra rằng Nuôi trồng thủy sản là nguồn chính gây ra hiện tượng kháng kháng sinh (AMR)

Báo cáo chỉ ra rằng Nuôi trồng thủy sản là nguồn chính gây ra hiện tượng kháng kháng sinh (AMR)

Nghiên cứu được công bố đầu năm nay đã đưa ra một cảnh báo khẩn cấp về sự lây lan của hiện tượng kháng kháng sinh từ mầm bệnh ở động vật đến con người và xác định nuôi trồng thủy sản là một nguồn chính trên toàn thế giới.

Nghiên cứu được công bố đầu năm nay đã đưa ra một cảnh báo khẩn cấp về sự lây lan của hiện tượng kháng kháng sinh từ mầm bệnh ở động vật đến con người và xác định nuôi trồng thủy sản là một nguồn chính trên toàn thế giới.

 

Trong một bài báo được đăng trên Massive Science, nhà nghiên cứu Lauren Sara McKnee thuộc Viện công nghệ Hoàng gia Thụy Điển đã cảnh báo rằng “nuôi trồng thủy sản là một nguồn gây ra AMR, và với tư cách là công dân toàn cầu chúng ta không thể thờ ơ với những tác động của nó đến con người và hệ sinh thái”. Và “Thách thức đối với cộng đồng chính trị và khoa học là tìm ra một giải pháp mà không làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của xã hội thủy sản”.

 

Cộng đồng ven biển ở các quốc gia thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở Châu Phi và Nam Á đang phải đối mặt với điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng này, cô viết về một vấn đề được đề cập trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

 

Tỷ lệ AMR ở người tăng vọt ở những nơi không có đủ cơ sở hạ tầng và nguồn lực cần thiết để giám sát sự lây lan của AMR trong bệnh viện, một biện pháp được cho là chìa khóa để kiểm soát sự bùng nổ của AMR.

 

Trong nhiều thập kỷ, cộng đồng ngư dân đã sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của các đối tượng nuôi thủy sản và để ngăn chặn sự bùng nổ của dịch bệnh.

 

Nuôi  trồng thủy sản thâm canh với mật độ cao trong vài trường hợp đã phá hủy hệ sinh thái thủy sinh. Nuôi trồng thủy sản có thể đem lại lợi ích về kinh tế nhưng nó dẫn đến những rủi ro ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và sự lây lan ở địa phương của AMR đối với những mầm bệnh ở người là có mối tương quan trực tiếp, McKnee viết.

 

Thậm chí còn có bằng chứng cho rằng sự gia tăng nhiệt độ của nước do biến đổi khí hậu làm tăng sự trầm trọng của một số bệnh trên các loài thủy sản, điều mà gần như chắc chắn sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lớn hơn vào kháng sinh khi đại dương tiếp tục nóng lên.

 

Tiêm phòng cho cá hồi hoặc nuôi thủy sản trong các bể tuần hoàn trong nhà nhằm ngăn chặn sự thất thoát của dược phẩm sử dụng trong bể nuôi ra đại dương là biện pháp được sử dụng ở các quốc gia phát triển ở Châu Âu.

 

McKnee cho rằng khi kết hợp NTTS với các hình thức nuôi trồng khác cũng mang lại những thay đổi đáng kể. Sự kết hợp giữa NTTS với nuôi tảo cho phép các công ty (như Công ty Tảo Thụy Điển)  làm sạch một cách tự nhiên chất thải của các loài trong bể nuôi đồng thời hấp thụ khí CO2. Một giải pháp khác đối với AMR được ngư dân sử dụng phổ biến ở Việt Nam và Indonesia là sử dụng các loài thảo mộc tự nhiên để trị các bệnh cho động vật nuôi thủy sản. Men vi sinh (các vi khuẩn có lợi) cũng là một lựa chọn. Thay đổi chiến lược canh tác không sử dụng kháng sinh đòi hỏi thời gian, sự đầu tư và mất năng suất trong ngắn hạn nhưng kết quả là có thể giảm được sự phụ thuộc vào thuốc và gia tăng nguồn thu bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm.

 

Nguồn: https://tongcucthuysan.gov.vn/