Ấn Độ - trang trại nuôi tôm bằng ao xi măng tròn mang lại lợi nhuận cao
Ao nuôi thương phẩm hình tròn có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, công lao động, chi phí, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế tác động trực tiếp của mưa bão, giúp tôm tăng trưởng nhanh và mang lại lợi nhuận cao.
Mô hình nuôi tôm trong ao tròn bằng xi măng là một trong những mô hình được các chuyên gia đánh giá cao trong cuộc thi “Nuôi tôm trong thời đại 4.0” tổ chức năm 2020, dự án “Nuôi tôm trong ao xi măng tròn mang lại lợi nhuận cao”
Với 30 năm kinh nghiệm nuôi tôm và việc phục hồi các ao lót bạt không mang lại hiệu quả, một người nuôi Ấn Độ đã quyết định xây dựng các hồ nuôi tôm thương phẩm bằng xi măng.
Nói về ý tưởng xây hồ xi măng tròn của mình, trước đây ông đã dùng ao hình vuông rộng 500 m2 để thả tôm, riêng đối với nuôi tôm giai đoạn sinh trưởng thì sử dụng ao 1.000-1.200 m2 có mái che phía trên. Tuy nhiên, mô hình này chưa ổn định, không mang lại thu nhập cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thường xuyên xảy ra dịch bệnh và lây lan giữa các ao nuôi thương phẩm, đó là lý do tại sao người nuôi này đã quyết định chấp nhận rủi ro khi xây dựng một mô hình mới.
Để xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng với các ao tròn bằng xi măng, ông đã mua 10 ha đất và xây dựng 13 hồ nuôi trên diện tích 2.6 ha. Các ao được thiết kế hình tròn, xây bằng bê tông, cốt thép và có thời gian sử dụng hàng chục năm.
Áp dụng công nghệ 4.0 để vận hành
Ao nuôi xi măng được xây dựng 70% nổi và 30% chìm với một hệ thống tự động và hiện đại bên trong và một hế thống làm bằng lưới bên trên có thể ngăn ánh sáng và chim. Đặc biệt, mỗi ao tròn rộng 2.000 m2 và có thể chứa 4.000 m3 nước. Ông lắp đặt thiết bị tạo oxy, hệ thống thoát nước riêng biệt giúp kiểm soát và xử lý dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các ao cách xa nhau 6 m, có đường vận chuyển thức ăn riêng và thuận tiện khi thu hoạch. Chỉ với chiếc điện thoại di động của mình, ông có thể dễ dàng điều khiển các hệ thống trong ao nuôi thương phẩm và quản lý chúng khá hiệu quả. Ông cho biết, với mô hình ao tròn này ông có thể chủ động được thời gian thu hoạch, thu gom chất thải ra ngoài một cách nhanh chóng và nuôi được nhiều vụ trong năm.
Tuổi thọ của các hệ thống trong ao nuôi thương phẩm có thể lên đến hàng chục năm. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các ao nuôi thông thoáng, tạo môi trường tốt cho tôm tăng trọng tốt, tăng sức đề kháng, mang lại sản lượng bình quân 300 tấn/năm. Mặc dù thời gian gần đây người nuôi tôm gặp khó khăn do dịch bệnh bùng phát, nhưng người nông dân này thì không. Thành công bước đầu, ông tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 10 ao nuôi thương phẩm.
Hiện ông sở hữu 23 hồ xi măng nuôi tôm với tổng diện tích 4,6 ha. Mô hình nuôi bằng hồ xi măng tròn này đang được nhiều hộ dân áp dụng và cho hiệu quả cao. Mô hình này đang mang lại kết quả tốt và có thể được mở rộng trong tương lai. Ngoài nuôi tôm chân trắng, người nuôi còn có các mô hình nuôi tôm sú và tôm càng xanh trong các hồ tròn xi măng.
Theo: Kaliaperumal Alagu – nhà tư vấn nuôi tôm cá tại Ấn Độ
Lược dịch bởi: Ngọc Hân Mai – VPAS JSC
- Những phát hiện gần đây về nhiễm ký sinh trùng EHP
- Tái phân bổ năng lượng giúp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei phản ứng lại stress nhiệt
- Khảo sát cho thấy sự phổ biến của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản
- Vật liệu sinh học mới có thể giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở cá
- Cách cá phát triển khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng
- Vibrio tubiashii FP17 gây bệnh trên ốc hương nuôi
- Các nhà khoa học phát triển một "giải pháp xanh" mới để điều trị vi khuẩn Streptococcus ở cá vược sọc lai - hybrid striped bass